Thứ sáu, 17/05/2024

Gánh nặng lạm phát cho thế giới khi EU cấm dầu Nga

07/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Lệnh cấm dầu Nga của EU có thể khiến lạm phát toàn cầu tăng cao. Mỹ và phương Tây đang tìm cách giảm thiểu tác động từ những đòn trừng phạt đối với nền kinh tế của chính họ.


Theo Wall Street Journal, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - cho rằng lạm phát liên tục ở mức cao và tác động lan tỏa từ xung đột Nga - Ukraine sẽ gây ra rủi ro kinh tế.

"Tôi lo ngại rằng giá hàng hóa và ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga - Ukraine có thể tác động tiêu cực không chỉ với Mỹ mà còn cả châu Âu và các thị trường mới nổi", bà cảnh báo.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đau đầu vì lạm phát tăng lên mức kỷ lục trong nhiều thập kỷ và cuộc chiến ở Ukraine.


Gánh nặng lạm phát cho thế giới khi EU cấm dầu Nga - Ảnh 1.

Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Ảnh: Reuters.

Mối nguy cấp độ toàn cầu

Bà Yellen cũng nêu quan ngại về bước đi mới nhất của EU. Đó là đề xuất cấm dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Hôm 4/5, bà cảnh báo rằng động thái này có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn nữa. Giá dầu đã tăng vọt sau thông báo của Ủy ban châu Âu.

Các tổ chức quốc tế đã cảnh báo về việc giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao từ trước đề xuất cấm dầu Nga từ phía EU.

Theo báo cáo mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi cuối tháng 4, giá nhiên liệu và thực phẩm toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm nay bởi những cú sốc do xung đột Nga - Ukraine. Điều này có thể khiến gánh nặng lạm phát trên thế giới phình to.

WB dự báo giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng cao trong nhiều năm tới. Nguyên nhân là xung đột Nga - Ukraine làm thay đổi cách mua bán, sản xuất và tiêu dùng trên khắp thế giới.

Theo WB, giá năng lượng sẽ tăng 50,5% trong năm nay so với năm 2021, sau khi tăng gần gấp đôi vào năm ngoái. Đến năm 2023, giá năng lượng có thể giảm 12,4%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được Bộ Lao động Mỹ công bố - cũng tăng 8,5% so với một năm trước đó (trên cơ sở chưa điều chỉnh). Các nước thành viên EU còn chịu tác động lớn hơn từ lệnh cấm vận. Khối này mua của Nga 36,5% lượng dầu và 41,1% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ vào năm 2020.

Giảm thiểu tác động

Trong chuyến thăm mới đây tới Mỹ, ông Valdis Dombrovskis - quan chức kinh tế và thương mại hàng đầu của EU - cho biết khối này sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính Mỹ để nghiên cứu về những tác động kinh tế từ các động thái như cấm vận dầu.

Bộ trưởng Tài chính Ukraine cảnh báo rằng giá dầu tăng mạnh có thể giúp Nga thu số tiền lớn từ việc xuất khẩu năng lượng, ngay cả sau lệnh cấm vận của châu Âu.

Rystad Energy ước tính Nga sẽ thu được hơn 180 tỷ USD tiền thuế năng lượng trong năm nay - tăng 45% so với năm 2021 - bất chấp việc cắt giảm sản lượng dầu.

Trong suốt chiến dịch trừng phạt của mình, Mỹ và các đồng minh đã tìm cách giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Nhưng thách thức ngày càng lớn hơn khi cuộc chiến vẫn leo thang và phương Tây tiếp tục bổ sung đòn trừng phạt nhắm vào Nga.


Gánh nặng lạm phát cho thế giới khi EU cấm dầu Nga - Ảnh 2.

Các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây có thể đẩy giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao và giáng đòn ngược trở lại vào chính nền kinh tế của những nước này. Ảnh: Reuters.

Bà Yellen tiết lộ Mỹ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung. Nhưng bà nói thêm rằng Mỹ và đồng minh có thể bắt đầu giảm bớt những đòn trừng phạt với Nga, nếu nước này đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine.

Ngoài ra, việc Mỹ và các đồng minh đóng băng dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga đã làm dấy lên câu hỏi về vị thế của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Bà Yellen nhấn mạnh rằng Mỹ hiếm khi đóng băng dự trữ bằng đồng USD của các ngân hàng trung ương. Thêm vào đó, không có đồng tiền nào có thể cạnh tranh với tính thông dụng của đồng bạc xanh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.