Chủ nhật, 28/04/2024

Gần 32 nghìn tỷ đồng "đổ" vào thị trường, VN-Index vẫn giảm gần 5 điểm vì khối ngoại bán ròng

07/12/2023 5:06 PM (GMT+7)

Thanh khoản của thị trường chứng khoán phiên hôm nay (7/12) ghi nhận con số cao kỷ lục, gần 32 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, do khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng, khiến VN-Index không ngăn được đà giảm điểm.

Phiên giao dịch hôm nay, lực mua bắt đáy trên diện rộng xuất hiện vào phiên chiều, thanh khoản thị trường theo đó tăng vọt lên gần 32 nghìn tỷ đồng cũng đã giúp các chỉ số chính lấy lại phần lớn điểm số đã mất trong phiên sáng.

Gần 32 nghìn tỷ đồng "đổ" vào thị trường, VN-Index vẫn giảm gần 5 điểm vì khối ngoại bán ròng - Ảnh 1.

Thanh khoản phiên hôm nay (7/12) đạt gần 32 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, xét về nhóm ngành, nhóm ngân hàng phiên hôm nay có các mã tác động tích cực lên chỉ số là BID, VPB, TCB, CTG, STB, MBB, ACB, LPB, HDB, VIB, EIB. Thế nhưng ở chiều ngược lại, mã ngân hàng có vốn hóa lớn nhất là VCB cùng với loạt cổ phiếu có vốn hóa lớn như GAS, VHM, GVR, NVL, BCM, SSI, PLX, VND, VGC, FPT, VCI… là nguyên nhân khiến cho VN-Index không thể "lật ngược thế cờ" vào phút chót.

Ngoài cổ phiếu ngân hàng, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ, như: VCI giảm 3,41%, SSI giảm 2,23%, VND giảm 3,3%, HCM giảm 2,06%, VIX giảm 3,32%, BSI giảm 3,53%, FTS giảm 3,72%, CTS giảm 3,83%, AGR giảm 2,68%...

Cổ phiếu bất động sản không tránh được xu hướng giảm: VHM giảm 1,85%, BCM giảm 1,82%, NVL giảm 4,37%, KDH giảm 1,09%, KBC giảm 2,57%, DIG giảm 2,94%, NLG giảm 2,75%, SJS giảm 2,36%, DXG giảm 3,76%, CII giảm 2,76%, SZC giảm 2,15%...

Chiều ngược lại, một số mã vốn hóa nhỏ hơn ở nhóm này lại quay đầu tăng, như: DXS tăng 4,65%, CRE tăng 4,44%, đặc biệt HQC và QCG đều tăng kịch trần.

Sở dĩ, HQC tăng kịch trần phiên hôm nay có lẽ đến từ thông tin Tập đoàn Hoàng Quân vừa kiến nghị Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với TP.HCM, Long An, Đồng Nai để thực hiện khoảng 50 dự án nhà ở xã hội, quy mô 50.000 căn hộ.

Kết phiên, cổ phiếu HQC của Hoàng Quân tăng trần lên 4.060 đồng/CP với dư mua hơn 3 triệu đơn vị.

Gần 32 nghìn tỷ đồng "đổ" vào thị trường, VN-Index vẫn giảm gần 5 điểm vì khối ngoại bán ròng - Ảnh 2.

Các mã chứng khoán ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index phiên hôm nay (7/12)

Rổ VN30 đóng cửa phiên hôm nay ở trạng thái khá cân bằng với 13 mã tăng so với 14 mã giảm và 3 mã đi ngang

Trong khi đó, ở nhóm sản xuất, sắc xanh chỉ le lói ở một vài mã như MSN tăng 2,25%, SAB tăng 0,61%, trong khi sắc đỏ chiếm vị trí áp đảo. Có thể kể đến như VGC giảm 3,36%, GEX giảm 2,3%, DCM giảm 2,25%, GVR giảm 2,88%, HSG giảm 1,1%, DPM giảm 1,18%, SBT giảm 2,5%, BHN giảm 3,86%, DBC giảm 2,51%, VCF giảm 5,56%...

Cổ phiếu năng lượng cũng giao dịch kém khả quan khi GAS và PLX đều giảm trên 2%, POW giảm 0,43%; riêng PGV tăng nhẹ 0,21%.

Tương tự là cổ phiếu bán lẻ khi MWG, PNJ và DGW giảm lần lượt 0,24%, 2% và 1,67% trong khi FRT nhích nhẹ 0,1%. Cổ phiếu hàng không cũng chẳng khá hơn khi VJC và HVN lần lượt mất đi 0,09% và 0,88% giá trị.

Kết phiên 7/12, chỉ số VN-Index giảm 4,94 điểm, tương đương 0,44%, xuống 1.121,49 điểm. Phiên hôm nay, toàn sàn HoSE có hơn 1,33 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh thành công, tương đương giá trị giao dịch đạt 27.450 tỷ đồng.

Trong khi đó, trên sàn HNX thì có 75 mã giảm và 90 mã giảm, HNX-Index giảm 1,79 điểm (-0,77%), xuống 231,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 185,1 triệu đơn vị, giá trị 3.682,5 tỷ đồng.

Còn trên UPCoM, chốt phiên hôm nay chỉ số UPCoM-Index giảm 0,61 điểm (-0,70%), xuống 85,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50,9 triệu đơn vị, giá trị 666,1 tỷ đồng.

Tính trên toàn thị trường, tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn đạt xấp xỉ 31.900 tỷ đồng (tương đương 1,32 tỷ USD).

Về giao dịch của khối ngoại, phiên hôm nay khối này tiếp tục bán ròng ngày thứ 7 trên sàn HoSE với 813 tỷ đồng, trong đó nhóm cổ phiếu bị bán mạnh nhất là VHM (210 tỷ đồng), MSN (102 tỷ đồng), STB (94 tỷ đồng), FUEVFVND (63 tỷ đồng), BCM (54 tỷ đồng), VNM (54 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, VCB được khối ngoại mua ròng gần 47 tỷ đồng, VHC cũng được mua 45,6 tỷ đồng, DGC hơn 26,5 tỷ, SSI hơn 27 tỷ, OCB hơn 38 tỷ đồng...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.