Thứ tư, 08/05/2024

Rời Bình Dương, gái xinh Cà Mau về quê nhặt thứ cả làng vứt đi chế ra món đồ này kiếm bộn tiền

26/05/2022 9:00 AM (GMT+7)

Từng là công nhân làm thuê tại tỉnh Bình Dương nhưng với quyết tâm vươn lên, chị Phạm Thị Hồng Nguyên (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) đã về địa phương khởi nghiệp từ những thứ vứt đi trong quá trình sơ chế cây bồn bồn.

Khởi nghiệp từ thứ rác của cây bồn bồn

Từ thế mạnh của địa phương là cây bồn bồn nổi tiếng, chị Nguyên chọn cho mình hướng đi riêng. Đó chính là việc tạo ra những sản phẩm xanh từ chính cây bồn bồn.

Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn trước đây, chị Nguyên chia sẻ: "Gia cảnh khó khăn khiến tôi phải bỏ quê đi làm công nhân. Tại đây, tôi thấy nhiều người sử dụng lục bình để đan thành túi xách trông rất đẹp mắt. Từ đây tôi nung nấu ý định làm những chiếc giỏ từ một nguyên liệu quen thuộc".


Nữ công nhân bỏ nghề về quê khởi nghiệp từ phế phẩm cây bồn bồn - Ảnh 2.

Cây bồn bồn là đặc sản nổi tiếng của huyện Cái Nước, tuy nhiên lá bồn bồn thường được bỏ đi. Ảnh: Chúc Ly.

"Nhận thấy cây bồn bồn ở quê mình được trồng rất nhiều, nhưng thường chỉ sử dụng phần thân non, còn lá và thân già bị bỏ đi. Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng tận dùng lá bồn bồn để đan giỏ, bởi lá bồn bồn khi phơi khô cũng có kết cấu tương tự như lục bình", chi Nguyên bộc bạch.

Nghĩ là làm, hai năm trước, chị nghỉ việc tại Bình Dương về quê bắt tay vào khởi nghiệp từ phế phẩm cây bồn bồn.

Tuy có nhiều lợi thế với nguồn nguyên liệu dễ tìm, nhưng từ ý tưởng đến thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi để làm ra một chiếc giỏ từ lá bồn bồn đảm bảo chất lượng, thì ngay cả việc phơi khô lá cũng khá công phu. Lá bồn bồn phải được phơi vừa đủ nắng, đảm bảo đủ độ dai nhưng phải sáng màu, khi đan lên mới đẹp mắt.

Chị Nguyên lại rất trách nhiệm với những sản phẩm mình làm ra nên sản phẩm nào không đảm bảo chị sẽ bỏ chứ không bán.

Nữ công nhân bỏ nghề về quê khởi nghiệp từ phế phẩm cây bồn bồn - Ảnh 3.

Lá bồn bồn được chị Nguyên tận dụng để đan giỏ xách. Ảnh: CTV.

Ở khoảng thời gian đầu, sản phẩm chị bỏ đi nhiều hơn sản phẩm bán được. Nhưng với bàn tay khéo léo và chăm học hỏi, chị nhanh chóng thuần thục tất các công đoạn tạo ra sản phẩm thô, rồi đến việc đánh keo, may khóa hay khó nhất là trang trí. Hiện chị Nguyên có thể tạo ra đa dạng các sản phẩm với nhiều mẫu mã bắt mắt.

"Trước hết tôi tạo khung rồi đan thành những chiếc túi thô. Sau đó, tôi phủ keo lên, rồi mới trang trí, tạo kiểu cho sản phẩm. Hiện sản phẩm túi từ lá bồn bồn cũng đã được nhiều người ở địa phương biết tới", chị Nguyên chia sẻ.

Tạo ra sản phẩm xanh từ phế phẩm cây bồn bồn

Mỗi chiếc giỏ sau khi làm thành phẩm sẽ được chị bán với giá bán từ 200.000-400.000 đồng/chiếc, tùy vào mẫu mã và kích thước.

Nhận thấy hiệu quả của mô hình, nhiều chị em trong ấp cũng tìm đến nhà chị Nguyên để học cách làm. Sau khi thành thạo, chị Nguyên sẽ giao nguyên liệu cho bà con về đan thô, với giá gia công từ 50.000-70.000 đồng/chiếc. Qua đó, tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ tại địa phương.

Nữ công nhân bỏ nghề về quê khởi nghiệp từ phế phẩm cây bồn bồn - Ảnh 4.

Nhiều chị em phụ nữ tại địa phương có nguồn thu nhập từ việc gia công đan giỏ từ phế phẩm cây bồn bồn. Ảnh: CTV.

Bà Nguyễn Thị Hồng Sa, người dân học nghề đan giỏ, chia sẻ: "Nhờ học đan giỏ tôi có được cái nghề lại có thêm thu nhập. Từ khi theo học tôi thích lắm, vì thấy những chiếc giỏ từ lá bồn bồn quá đẹp. Với chị em ở địa phương thì thuận lợi là vừa tranh thủ làm tại nhà kiếm thêm thu nhập, vừa có thể trông coi con cháu".

Ngoài phát triển sản phẩm giỏ xách từ phế phẩm cây bồn bồn, chị Nguyên còn hướng tới tạo ra sản phẩm xanh, góp phần bảo vệ môi trường.

Chị đã thành lập một trang Fanpage trên Facebook để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Qua hai năm miệt mài với mô hình, đến nay, sản phẩm của chị đã được khá nhiều người biết đến. Tuy nhiên, do sản phẩm làm hoàn toàn thủ công, giá cao hơn các sản phẩm làm từ nhựa truyền thống nên lượng khách hàng vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nữ công nhân bỏ nghề về quê khởi nghiệp từ phế phẩm cây bồn bồn - Ảnh 5.

Chị Nguyên với những chiếc giỏ xách từ phế phẩm cây bồn bồn đẹp mắt. Ảnh: CTV.

"Số lượng bán ra thì cũng đang tăng lên nhưng khó khăn vẫn là chưa nhiều lắm. Hy vọng là tới đây đầu ra ổn định hơn, qua đó, cũng tạo công ăn việc làm thêm cho nhiều chị em trong xóm", chị Nguyên kỳ vọng.

Theo bà Nguyễn Kiều My - Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ xã Thạnh Phú, việc phát triển làm giỏ xách từ lá bồn bồn đang tạo cơ hội việc làm cho các chị em phụ nữ tại địa phương. Bồn bồn ở địa phương trồng rất nhiều, mình tận dụng được phụ phẩm của bồn bồn để làm là rất tốt. Tới đây, rất cần sự quan tâm của các cấp, làm sao giới thiệu, quảng bá được sản phẩm túi bồn bồn này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

4 tháng đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu ngành gỗ, dệt may, máy móc… tăng vọt. Dù vậy, chủ nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tại TP.HCM vẫn chưa thể lạc quan.

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Cộng tác theo mô hình tiếp thị liên kết của Shopee, nhiều đối tác hiện đang hoang mang vì rơi vào vòng xoáy nợ nần và có nguy cơ đối diện với pháp luật.

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Chỉ cần quan sát ở các chợ, siêu thị hoặc trên mạng xã hội, người tiêu dùng không khó nhận thấy mặt hàng rau, củ quả sấy được bày bán la liệt, đủ loại với nhiều mức giá khác nhau.

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, sức mua các loại nước giải khát, nước ép giải nhiệt tăng mạnh. Dừa tươi đang tăng giá sốc, người bán cũng đau đầu vì không có hàng để bán, xuất khẩu.