Gà chọi Bình Định tập thể dục, ăn cỏ...nhập trận tung đòn tấn công kịch tính, nhiều người xem

Thăng Bình Thứ hai, ngày 28/08/2023 18:39 PM (GMT+7)
Tại hội chọi gà dân gian lần đầu tiên tổ chức tại Bình Định, màn giằng co, tung đòn kịch tính của chiến kê, khiến người xem thích thú
Bình luận 0

Ban tổ chức Triển lãm và Hội thi Sinh vật cảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên (từ ngày 19 đến 29/8) vừa phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức khai mạc Hội chọi gà dân gian - Bình Định 2023 lần thứ nhất.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 1.

Chiến kê tung đòn tấn công đầy kịch tính. Ảnh: TB.

Hội chọi gà diễn ra với nhiều nội dung: thi cắt lông gà tơ để chuẩn bị cho quá trình huấn luyện; thi giằng mỏ trên, cắt tai, may tai tích cho gà tơ chuẩn bị cho quá trình huấn luyện.

Đặc biệt, là thi chọi gà truyền thống thu hút đông đảo người dân, du khách đến xem.

Ông Phạm Thanh Việt, đơn vị tổ chức Hội chọi gà cho hay, hội lần này góp phần phục dựng, gìn giữ và phát triển trò chơi chọi gà dân gian đặc trưng của Việt Nam, tạo một sân chơi lành mạnh cho người dân nuôi gà nòi đòn.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 2.

Lần đầu tiên hội chọi gà đòn tổ chức tại Bình Định thu hút đông đảo người dân đến xem. Ảnh: TB.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 3.

Những chú gà được chăm sóc rất kỹ lưỡng. Ảnh: TB.

Theo ông Trần Xuân Sơn (51 tuổi, ở thị xã An Nhơn, Bình Định), để nuôi được một con gà ra trường đấu rất kỳ công, "chăm sóc gà kỹ còn hơn chăm vợ". Ngày nào cũng phải xoa bóp cho chắc da thịt, cho gà tập thể dục, ăn cỏ… Nếu bỏ tập 2-3 ngày thì gà sẽ xuống cơ liền.

"Giống như võ sĩ chuẩn bị đấu võ đài vậy, để chuẩn bị thi đấu, gà phải được chăm sóc kỹ từ ăn uống đến giấc ngủ, không để gà bị muỗi cắn", ông Sơn nói.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 4.

Thăm dò đối thủ. Ảnh: TB.

Ông Sơn cho biết, hội chọi gà lần này là sân chơi bổ ích để ông và người nuôi gà chọi đòn trên địa bàn tỉnh có dịp giao lưu, học hỏi các nghệ nhân nuôi gà từ nhiều tỉnh thành khác. 

Qua đó, góp phần gìn giữ và phát triển hơn loại hình giải trí mang đậm nét văn hoá, truyền thống ở nông thôn Bình Định.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 5.

"Tung cước" tấn công đối thủ. Ảnh: TB.

Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Nguyễn Văn Thiện cho hay, nghệ thuật chọi gà và nuôi gà chọi không chỉ tồn tại và thăng hoa trong phạm vi tỉnh Bình Định mà đã lan tỏa ra trong, ngoài nước.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 6.

Rất đông khán giả thích thú trước màn tấn công của những chiến kê. Ảnh: TB.

Vẫn theo ông Thiện, song hành cùng thời gian, nghệ thuật chọi gà không ngừng được kế thừa, phát huy tác phong nhanh nhẹn, sáng tạo trong mỗi người dân Bình Định nói riêng và của các địa phương từng tồn tại, lưu truyền nghệ thuật chọi gà và nuôi gà chọi nói chung.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 7.

Chiến kê nhập trận với khí thế hừng hực. Ảnh: TB.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 8.

Pha tấn công khiến không ít khán giả trầm trồ. Ảnh: TB.

“Chiến kê” được tập thể dục, ăn cỏ… nhập trận “tung đòn” tấn công kịch tính - Ảnh 9.

Chăm chú theo dõi màn giao đấu của chiến kê. Ảnh: TB.

Đặc biệt là thời Tây Sơn, Đông định vương Nguyễn Lữ đã sáng lập thế võ "hùng kê quyền" từ nghệ thuật chọi gà và bài quyền này đã trở thành một trong các bài võ nổi tiếng của võ cổ truyền Bình Định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem