Thứ bảy, 18/05/2024

Forbes: Tỷ phú Elon Musk mất danh hiệu người giàu nhất thế giới

07/04/2023 1:00 PM (GMT+7)

Tỷ phú Elon Musk không còn là người giàu nhất thế giới năm 2023, khi danh hiệu này chính thức thuộc về ông trùm thời trang xa xỉ Pháp Bernard Arnault, theo “Danh sách tỷ phú thế giới” công bố của Forbes.

Forbes: Tỷ phú Elon Musk mất danh hiệu người giàu nhất thế giới - Ảnh 1.

Tỷ phú Elon Musk sụt giảm tài sản sau thương vụ mua lại Twitter. Ảnh: AP

Đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới năm nay là tỷ phú Bernard Arnault, Chủ tịch tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH. Giá trị tài sản ròng của ông đã tăng hơn 50 tỷ USD trong năm qua lên 211 tỷ USD.

Trong khi đó, CEO Tesla và Twitter Elon Musk đã tụt xuống vị trí tỷ phú giàu thứ 2 thế giới, với giá trị tài sản ước tính là 180 tỷ USD, thấp hơn 31 tỷ USD so với ông Bernard Arnault. Tài sản của ông Musk cũng thấp hơn 39 tỷ USD so với năm 2022.

Theo CNN, điều này không gây bất ngờ vì trong danh sách các tỷ phú trên thế giới theo thời gian thực của Forbes, ông Musk và ông Arnault liên tục thay nhau giữ vị trí người giàu nhất thế giới trong những tháng qua.

Forbes: Tỷ phú Elon Musk mất danh hiệu người giàu nhất thế giới - Ảnh 2.

Tập đoàn SpaceX là điểm sáng của tỷ phú Elon Musk năm 2022. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, danh sách được Forbes công bố ngày 4/4 theo dõi tài sản các tỷ phú hàng năm. Forbes giải thích cho biết nguyên nhân khiến tài sản của ông Musk sụt giảm là do khoản tiền 44 tỷ USD được ông bỏ ra để thực hiện thương vụ mua lại mạng xã hội Twitter.

Khoản tiền trên được ông Musk lấy từ việc sử dụng cổ phiếu của hãng xe điện Tesla. Điều này khiến các đầu tư Tesla lo ngại và gây ra tình trạng giá cổ phiếu lao dốc, ảnh hưởng tới khối lượng tài sản của ông.

“Tỷ phú Elon Musk đã tự đưa mình khỏi vị trí đứng đầu trên bảng xếp hạng sau khi mua lại Twitter”, Forbes cho biết.

Theo Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới, tỷ phú Elon Musk đã phá kỷ lục thế giới về số tài sản bị thâm hụt lớn nhất trong lịch sử, khi chứng kiến giá trị tài sản ròng giảm từ mức cao nhất là 320 tỷ USD vào năm 2021 xuống còn 138 tỷ USD vào ngày 6/1/2023.

Tuy nhiên, Forbes cũng nhấn mạnh rằng tập đoàn SpaceX là một điểm sáng của tỷ phú này, vì giá trị công ty đã tăng 13 tỷ USD lên 140 tỷ USD trong năm qua.

Forbes: Tỷ phú Elon Musk mất danh hiệu người giàu nhất thế giới - Ảnh 3.

Tỷ phú Bernard Arnault, Chủ tịch tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH. Ảnh: Lifestyle Asia

Trái ngược lại, Forbes nhận xét tỷ phú Bernard Arnault đã có một “năm 2022 huy hoàng”, trong đó doanh thu, lợi nhuận và cổ phiếu của tập đoàn LVMH đã tăng lên mức cao kỷ lục trong 12 tháng qua, khiến khối tài sản của ông Arnault tăng thêm 53 tỷ USD. Đây là khoản lãi lớn nhất so với bất kỳ tỷ phú nào khác trong năm nay.

LVMH (Louis Vuitton Moët Hennessy) là tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, nắm giữ và quản lý hơn 70 thương hiệu, bao gồm Fendi, Christian Dior, Givenchy và Tiffany.

Ông Arnault lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách các tỷ phú của Forbes vào năm 1997, khi ông sở hữu khối tài sản trị giá 3,6 tỷ USD. Đến năm 2005, ông lọt vào danh sách 20 người giàu nhất hành tinh với khối tài sản tăng lên 17 tỷ USD. Năm 2011, ông xếp ở vị trí thứ 4 với 41 tỷ USD.

Trong ba năm qua, ông Arnault được xếp ở vị trí thứ 3, sau tỷ phú Elon Musk và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos.

Forbes: Tỷ phú Elon Musk mất danh hiệu người giàu nhất thế giới - Ảnh 4.

Tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập tập đoàn Amazon.

Năm 2022 cũng là năm tỷ phú Jeff Bezos hao hụt tài sản lớn nhất so với bất kỳ tỷ phú này khi mất 57 tỷ USD vì cổ phiếu Amazon giảm 40% giá trị. Điều này khiến ông tụt hạng từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3.

Theo Forbes, số tỷ phú trên thế giới trong năm 2022 cũng giảm xuống còn 2.640 người (từ mức 2.668 người ở năm 2021). Điều này cũng đánh dấu năm thứ 2 số tỷ phú trên thế giới sụt giảm liên tiếp.

"Lại là một năm đi xuống hiếm hoi đối với những người giàu nhất hàng tinh. Tài sản của gần một nửa số người trong danh sách đã giảm so với một năm trước, nhưng một ít đã may mắn tăng lên từ hàng tỷ đến hàng chục tỷ USD", ông Chase Peterson-Withorn, biên tập viên cấp cao phụ trách vấn đề tài sản của Forbes, cho biết.

Theo Forbes

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.