Thứ năm, 25/04/2024

Đường sắt đô thị còn thiếu đồng bộ

10/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Trong thời gian đầu khai thác thương mại, tính trung bình, mỗi chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông chỉ khai thác khoảng hơn 8% sức chở tối đa của đoàn tàu. Nhìn đoàn tàu sức chứa tối đa 960 người, chạy liên tục 15 phút/chuyến nhưng chỉ có vài chục hành khách mỗi chuyến khiến nhiều người lo ngại về hiệu quả đầu tư của dự án này.


Đường sắt đô thị còn thiếu đồng bộ - Ảnh 1.

Những toa tàu vắng khách cả trong giờ cao điểm. Ảnh: VIẾT CHUNG


Đường sắt trên cao vắng khách

Có mặt tại ga Cát Linh vào giờ cao điểm nhưng lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông không đông đúc. Việc mua vé lên tàu rất dễ dàng, không phải xếp hàng. Đã hơn 2 tuần khai thác thương mại có thu tiền, trung bình mỗi chuyến tàu vẫn chỉ đạt mức trên dưới 100 hành khách. Trong đó, nhiều chuyến chạy giờ thấp điểm hầu như không có khách.

Đại diện Metro Hà Nội cho biết, lượng khách trải nghiệm đã giảm, lượng khách có nhu cầu thực tế sử dụng tuyến tăng dần. Tuy nhiên, theo phản ánh từ phía hành khách, đi tàu Cát Linh - Hà Đông còn nhiều bất tiện.

Chị Nguyên Hạnh, nhà ở phố Hoàng Hoa Thám (Hà Đông), làm việc tại phố Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm), cho biết, việc đi tàu Cát Linh - Hà Đông giúp tránh được ùn tắc trên trục đường Nguyễn Trãi, nhưng mới chỉ giải quyết được 50% quãng đường, phần còn lại từ ga cuối đến cơ quan vẫn còn xa, nếu tính cả gửi xe, lên xuống tàu, chuyển sang xe buýt… thì tổng thời gian vẫn không kém đi xe máy, chi phí lại tăng thêm.

Nhiều hành khách cũng phản ánh, việc gửi xe máy tại các ga chính tương đối thuận tiện, nhưng tại các ga khác dọc hành trình rất khó khăn, chưa kể bị chặt chém giá gửi xe quá mức quy định. Kết quả là đường sắt trên cao vắng khách, trong khi đường bộ phía dưới vẫn đông nghẹt.

Ông Vũ Hồng Trường, Giám đốc Metro Hà Nội, cho rằng, khi tình hình dịch Covid-19 giảm, học sinh, sinh viên, người lao động đi học, đi làm trở lại thì hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông chắc chắn sẽ tăng, nhưng chưa thể như kỳ vọng. Nguyên nhân do đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội, hạ tầng kết nối chưa đồng bộ, người dân cũng cần có thời gian làm quen.

ThS Vũ Anh Tuấn (Đại học GTVT) cũng cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tàu Cát Linh - Hà Đông vắng khách là do tính liên thông trong mạng vận tải công cộng và mạng metro nói riêng vẫn còn yếu.

 

Đẩy nhanh tiến độ đường sắt đô thị

Công ty Metro Hà Nội cho biết, theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 8 tuyến metro với tổng chiều dài 318km. Dự kiến, mạng lưới hoàn thiện sẽ gia tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện hành khách công cộng tới 35%-45%, giảm thị phần người sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%. Tuy nhiên, hiện mới có 5 tuyến đang triển khai và dự án nào cũng chậm tiến độ. Trong đó, tuyến Cát Linh - Hà Đông chậm 6 năm so với tiến độ ban đầu.

Tiếp theo đó, tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội khởi công tháng 9-2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 9-2016 nhưng đến nay mới hoàn thành 80% của 8,5km đoạn trên cao, 40% của 4,5km đi ngầm. Mới đây nhất, dự án này lùi thời hạn khai thác tuyến trên cao đến 2022 và tuyến đi ngầm vào cuối năm 2025, chậm gần 10 năm so với kế hoạch ban đầu.

Các dự án còn lại hầu như vẫn đang nằm… trên giấy, trong đó, dự án đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình dự kiến đầu tư trước năm 2025 nhưng vừa phải tạm dừng đầu tư do hình thức BT không còn phù hợp.

Riêng đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được phê duyệt từ 2008, dự kiến được triển khai từ năm 2009 và hoàn thành năm 2019, đến nay vẫn án binh bất động. Tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng thực tế mới đang ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc vẫn đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư…

Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn thừa nhận, việc cần 8-10 năm mới xây xong một tuyến đường sắt đô thị như hiện nay là quá chậm, làm giảm hiệu quả đầu tư. Để có một mạng lưới giao thông công cộng hoàn chỉnh vào năm 2030, thành phố cần phải có giải pháp đột phá.

Ông Tuấn cũng cho rằng, nhiều bài học đã được rút ra trong quá trình đầu tư dự án Cát Linh - Hà Đông sẽ giúp cho TP Hà Nội, TPHCM triển khai các dự án đường sắt đô thị tiếp theo đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.