Thứ năm, 02/05/2024

Đường bay đến Trung Quốc vẫn tắc, hàng không sốt ruột

02/03/2023 8:41 AM (GMT+7)

Thị trường hàng không nhiều khả năng sẽ kéo dài thời gian phục hồi, khi các hãng bay buộc phải tạm thời lùi thời hạn khai thác đến Trung Quốc sang cuối tháng 4 hoặc tháng 5/2023.

Hàng không Việt Nam lùi kế hoạch khai thác đến Trung Quốc

Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đánh giá thị trường hàng không Việt Nam đang trên đà phục hồi, nhưng có sự không đồng đều giữa các phân khúc. 

Vận chuyển hàng hóa phục hồi nhanh và đã có sự tăng trưởng so với năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19, trong khi vận chuyển hành khách phục hồi chậm hơn. Trong đó, thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn và có sự tăng trưởng cao so với giai đoạn năm 2019. Nhưng thị trường quốc tế phục hồi rất chậm, dự báo phải tới cuối năm 2023 mới phục hồi hoàn toàn.

Trong bối cảnh các hãng bay đang tăng tốc bay quốc tế thì thị trường bất ngờ đón nhận tin "không vui". Theo đó, trong khi chờ các quyết định tiếp theo của Trung Quốc về việc cho phép khách du lịch đến Việt Nam, các hãng hàng không Việt Nam cũng buộc phải tạm thời lùi thời hạn khai thác đến Trung Quốc sang cuối tháng 4 hoặc tháng 5/2023

Đường bay đến Trung Quốc bị lùi thời hạn, hàng không quốc tế sẽ chậm phục hồi? - Ảnh 1.

Thị trường hàng không quốc tế nhiều khả năng sẽ kéo dài thời gian phục hồi vì đường bay sang Trung Quốc vẫn tắc. Ảnh: H.T

Trước đó từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế đối với các chuyến bay quốc tế thường lệ đến nước này. Cục Hàng không Việt Nam đã họp với đại diện các hãng hàng không Việt Nam, về kế hoạch khai thác đến Trung Quốc. Sau đó, các hãng đã có kế hoạch mở lại nhiều đường bay, tăng chuyến bay đến Trung Quốc từ tháng 3/2023.

Đến giữa tháng 2/2023, ngành du lịch Trung Quốc công bố mở lại tour du lịch đến 20 quốc gia, nhưng Việt Nam không có tên trong danh sách này. Điều này được đánh giá đã làm chậm kế hoạch khai thác của các hãng hàng không Việt Nam.

Do vậy, với chính sách mới, các hãng hàng không Việt Nam phải tạm thời lùi thời hạn khai thác đến Trung Quốc đến cuối tháng 4/2023 hoặc sang tháng 5/2023, để chờ các quyết định tiếp theo của quốc gia này về việc cho phép khách du lịch đến Việt Nam.

Các chuyên gia đánh giá việc lùi thời gian kết nối các đường bay ảnh hưởng rất lớn đến việc khôi phục thị trường quốc tế. Trong khi các hãng hàng không Việt Nam đều đã xây dựng kế hoạch khai thác thị trường này với các bước đi thận trọng, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách công vụ, thương nhân, thăm thân và du học sinh.

Đường bay đến Trung Quốc bị lùi thời hạn, hàng không quốc tế sẽ chậm phục hồi? - Ảnh 3.

Đường bay Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong thị phần hàng không. Ảnh: H.T

Là hãng hàng không đã chuẩn bị các phương án, kế hoạch để sớm mở lại đường bay tới Trung Quốc, ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng giám Vietnam Airlines, cho biết: "Thị trường hàng không quốc tế đóng góp 40% sản lượng khách, 60% doanh thu và nội địa là ngược lại".

"Khi các đường bay quốc tế, đặc biệt là đường bay tới Trung Quốc và các nước khác chưa mở lại, có nghĩa là hàng không chưa hoàn toàn phục hồi", ông Thành khẳng định.

Tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với hàng không Việt Nam

Trước thời điểm dịch năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam - Trung Quốc có 14 hãng hàng không của hai nước khai thác, trong đó 11 hãng Trung Quốc khai thác 32 đường bay từ 14 điểm tại Trung Quốc đến 5 điểm tại Việt Nam (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang), với tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần.

Phía Việt Nam Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, và Vietjet Air khai thác 72 đường bay từ 5 điểm tại Việt Nam (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang) đến 48 điểm tại Trung Quốc. Tổng tần suất đạt 276 chuyến/chiều/tuần thường lệ, và 145 chuyến/tuần/chiều không thường lệ (421 chuyến/tuần).

Đường bay đến Trung Quốc bị lùi thời hạn, hàng không quốc tế sẽ chậm phục hồi? - Ảnh 4.

Các hãng đã lên kế hoạch tái khai thác đến Trung Quốc nhu74nng đang phải lùi lại. Ảnh: H.T

Trung Quốc là thị trường quốc tế lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau thị trường Hàn Quốc) với lượng hành khách đi lại phần lớn là khách du lịch. Sản lượng vận chuyển năm 2019 đạt xấp xỉ 8 triệu khách, trong đó các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển đạt trên 4,6 triệu khách, chiếm trên 60%. 

Cuối năm 2022, phía Trung Quốc đồng ý cho phép các hãng bay Việt Nam được khai thác 15 chuyến đến Trung Quốc mỗi tuần, và các hãng hàng không Trung Quốc cũng thực hiện 15 chuyến bay mỗi tuần đến Việt Nam, theo nguyên tắc đối đẳng.

Ngay sau đó, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet đã nhanh chóng triển khai lại các đường bay đến Trung Quốc. Chuyến bay VN 502 khởi hành từ TP.HCM đi Quảng Châu lúc 9 giờ 55 ngày 9/12/2022 đánh dấu chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau gần 3 năm dừng bay vì đại dịch bùng phát.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.