Thứ bảy, 18/05/2024

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh

15/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Để thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, thương mại và tạo không gian sống cho người dân, Sở GTVT vừa gửi UBND TP Hồ Chí Minh đề án tổ chức 22 tuyến phố đi bộ ở khu vực trung tâm trong 3 năm tới.


Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

TP Hồ Chí Minh sẽ có 22 tuyến phố đi bộ trong 3 năm tới.

Theo đề án, lộ trình mở các tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố vào các ngày cuối tuần được thực hiện theo 3 giai đoạn, từ năm 2022 đến 2025.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Vòng xoay Công trường Quốc tế (hồ Con Rùa) nhìn từ trên cao.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 3.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 4.

Từ nay đến năm 2023, phố đi bộ sẽ được mở ở vòng xoay Công trường Quốc Tế (hồ Con Rùa).

Giai đoạn 1, từ nay đến năm 2023, phố đi bộ được mở ở vòng xoay Công trường Quốc Tế (hồ Con Rùa), đường Phạm Ngọc Thạch, Công Xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du), Đồng Khởi (từ đường Nguyễn Du đến Lê Lợi), Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang), Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Các tuyến này cấm xe lưu thông khi tổ chức phố đi bộ. Riêng đường Nguyễn An Ninh, Lưu Văn Lang ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 5.

Đường Phạm Ngọc Thạch (từ hồ Con Rùa đến Lê Duẩn).

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 6.

Đường Công Xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du).

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 7.

Đường Đồng Khởi (từ đường Nguyễn Du đến Lê Lợi).

Giai đoạn 2, từ năm 2023 - 2024, phố đi bộ sẽ được mở rộng trên đường Đồng Khởi (từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng), Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Công trường Lam Sơn (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Nguyễn Thiệp (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Mạc Thị Bưởi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Ngô Đức Kế (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi).

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 8.

Đường Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang).

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 9.

Đường Phan Bội Châu bên hông chợ Bến Thành.

Thành phố cũng ưu tiên đi bộ, hạn chế xe qua lại đối với các tuyến đường Đông Du (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Mạc Thị Bưởi (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Hồ Huấn Nghiệp, Ngô Đức Kế (Đồng Khởi đến Công trường Mê Linh), Phan Văn Đạt, Tôn Đức Thắng (từ Nguyễn Huệ đến Công trường Mê Linh) sẽ ưu tiên đi bộ, hạn chế xe qua lại.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 10.

Đường Lưu Văn Lang (từ đường Nguyễn Trung Trực đến Phan Bội Châu) ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 11.

Đường Nguyễn An Ninh (từ Phan Chu Trinh đến Trương Định) ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại.

Giai đoạn 3, từ năm 2024 - 2025), mở rộng phạm vi tuyến phố đi bộ vào cuối tuần đối với đường Hàm Nghi (từ Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang). Đường Tôn Thất Đạm (từ Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng), Thái Văn Lung, Thi Sách ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 12.

Đường Hàm Nghi (từ Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang) sẽ được mở rộng phạm vi tuyến phố đi bộ vào cuối tuần trong giai đoạn 3, từ năm 2024 - 2025.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hai tuyến phố đi bộ, đó là phố đi bộ Nguyễn Huệ và phố đi bộ Bùi Viện nằm ở Quận 1. Nơi đây thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tản bộ, vui chơi, chụp ảnh, ca hát… vào mỗi tối, nhất là những tối cuối tuần và các dịp lễ, Tết.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 13.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 14.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ là điểm vui chơi của người dân TP Hồ Chí Minh và du khách vào mỗi buổi tối.

Đề án cũng xây dựng 5 tiêu chí để xem xét, quyết định triển khai khi có đề xuất mở phố đi bộ thời gian tới. Các tiêu chí này gồm: an toàn, an ninh; hấp dẫn; mức độ tiếp cận, nhu cầu; tính kết nối và khảo sát sự ủng hộ của cộng đồng.

Theo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm thành phố là rất cần thiết nhằm nghiên cứu toàn diện các tiêu chí, thiết kế, kế hoạch các giai đoạn thực hiện để có lộ trình triển khai các tuyến phố đi bộ chất lượng.

Việc mở rộng tuyến phố đi bộ cũng nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài của thành phố là giảm lượng xe ô tô đi vào khu vực trung tâm, cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân. Mặt khác, góp phần nâng cao tính hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ ở khu vực trung tâm - nơi có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.