Thứ bảy, 18/05/2024

Động thái muộn màng của Google

11/04/2022 6:00 AM (GMT+7)

Ít nhất 60 triệu người đã cài các ứng dụng có hành vi lén lút thu thập dữ liệu, và đến lúc này, Google mới ra tay gỡ bỏ.

Google đã gỡ bỏ nhiều ứng dụng khỏi Play Store do lén lút thu thập dữ liệu. Một số app bị xóa gồm ứng dụng cầu nguyện, ứng dụng phát hiện bẫy tốc độ trên đường cao tốc, quét mã QR...

Quy mô ảnh hưởng rất lớn

Theo WSJ, ít nhất 60 triệu người đã tải các ứng dụng này. Các app được phát hiện bởi 2 nhà nghiên cứu từ công ty phân tích ứng dụng AppCensus.

Đoạn mã thu thập dữ liệu do một công ty tại Panama có tên Measurement Systems phát triển, bán cho các lập trình viên để chèn vào ứng dụng dưới dạng SDK (Software Development Kit). Nhờ đó, công ty này có thể thu thập dữ liệu trên thiết bị mà người dùng không hay biết.

Động thái muộn màng của Google - Ảnh 1.

Nhiều ứng dụng trên Play Store vừa bị gỡ do chứa SDK lén lút thu thập dữ liệu. Ảnh: Bloomberg.


Serge Egelman, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Máy tính Quốc tế và Đại học California, Berkeley (Mỹ) cho biết SDK viết bởi các công ty ít tên tuổi như Measurement Systems thường không được phát hiện hoặc theo dõi. Nhà phát triển có thể kiếm từ 100-10.000 USD khi chèn SDK của Measurement Systems vào app tùy lượng người dùng.

Cùng với Egelman, Joel Reardon, nhà nghiên cứu bảo mật của Đại học Calgary (Canada) đã gửi danh sách app độc hại cho Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và Google từ tháng 3, khiến chúng bị gỡ khỏi Play Store từ ngày 25/3. Tuy nhiên, FTC từ chối bình luận việc điều tra các app này.

Egelman và Reardon cho biết đây là SDK xâm phạm nhiều quyền riêng tư nhất mà họ từng phân tích. Về lý thuyết, các ứng dụng vẫn có thể gửi dữ liệu về Measurement Systems nếu được cài trên điện thoại dù không còn tồn tại trên Play Store. Tuy nhiên, 2 nhà phân tích ghi nhận SDK đã ngừng thu thập dữ liệu và ngắt kết nối sau khi bài nghiên cứu được đăng tải công khai.

Parfield, nhà phát triển của Al Moazin, một ứng dụng cầu nguyện tại Ai Cập nói rằng khi được mời gắn SDK vào app, Measurement Systems cho biết công ty thu thập dữ liệu thay mặt các nhà mạng, tập đoàn tài chính và năng lượng.

Họ muốn lấy dữ liệu từ người dùng tại khu vực Trung Đông, Trung Âu, Đông Âu và châu Á. Tuy nhiên theo WSJ, đó là yêu cầu bất thường bởi dữ liệu từ Mỹ và Tây Âu thường có giá trị cao hơn. Một số nhà phát triển còn phải ký các thỏa thuận không tiết lộ thông tin ra ngoài.

Người trong cuộc phủ nhận

SDK của Measurement Systems thu thập các dữ liệu như vị trí GPS, thông tin nhận dạng cá nhân như email và số điện thoại, dữ liệu máy tính và thiết bị di động lân cận. Việc thu thập dữ liệu khá phổ biến, nhưng không bao gồm email và số điện thoại bởi có thể vi phạm luật bảo mật thông tin.

SDK cũng có thể thu thập các thông tin trong clipboard khi tính năng cắt dán nội dung được sử dụng, cũng như quét một số file trong điện thoại.

Động thái muộn màng của Google - Ảnh 2.

Các ứng dụng gửi dữ liệu về công ty tại Panama có tên Measurement Systems. Ảnh: Victoria Lappas.


Theo Reardon, việc thu thập các dữ liệu như GPS, mã nhận dạng cá nhân rất nguy hiểm bởi có thể giúp các công ty theo dõi vị trí người dùng bằng cách tra cứu email và số điện thoại. Tên miền web của Measurement Systems được đăng ký năm 2013 bởi Vostrom Holdings, doanh nghiệp có trụ sở tại Virginia, hợp tác với một số cơ quan tại Mỹ liên quan đến tình báo và an ninh mạng thông qua công ty con có tên Packet Forensics.

Trong email gửi đến WSJ, Measurement Systems phủ nhận mọi cáo buộc về hoạt động thu thập dữ liệu và mối quan hệ với các cơ quan an ninh tại Mỹ.

"Những cáo buộc từ bạn về hoạt động của công ty là sai sự thật. Ngoài ra, chúng tôi không biết gì về mối quan hệ giữa công ty với đối tác quốc phòng của Mỹ, cũng không biết về công ty có tên Vostrom. Chúng tôi cũng không có thông tin về Packet Forensics và mối liên quan của nó đến công ty của chúng tôi", đại diện Measurement Systems cho biết.

Trước đây, Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận mua lượng lớn dữ liệu có nguồn gốc để phân tích các mối đe dọa với an ninh quốc gia, nhưng không tiết lộ tên các công ty bán thông tin.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.