Thứ bảy, 27/04/2024

Những lợi thế nào giúp Đồng Nai bùng nổ thu hút đầu tư khi giảm thiểu khí carbon?

26/03/2024 3:32 PM (GMT+7)

Sớm triển khai đề án giảm thiểu khí carbon, Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh trên cả nước. Đồng Nai có nhiều cơ hội đón đầu các chính sách cùng các lợi thế thương mại để thu hút đầu tư.

Đồng Nai triển khai Đề án giảm thiểu khí carbon

Ngày 19/02/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 385 phê duyệt Đề án giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đề án này, Đồng Nai chọn 7 lĩnh vực để tập trung nghiên cứu hiện trạng, tìm giải pháp giảm phát thải ròng về 0 theo cam kết của Chính phủ. Đó là: năng lượng; giao thông; công nghiệp; môi trường; nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất; xây dựng và vật liệu; khu đô thị.

Đây đều là những ngành nghề, lĩnh vực, khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, có tỷ lệ phát thải cao và có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực nhất từ biến đổi khí hậu.

Đồng Nai có nền công nghiệp phát triển thuộc top đầu cả nước với 33 khu công nghiệp. Ảnh: Trần Khánh

Đồng Nai có nền công nghiệp phát triển thuộc top đầu cả nước với 33 khu công nghiệp. Ảnh: Trần Khánh

Theo ông Đặng Minh Đức - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, nền kinh tế ưu tiên phát triển công nghiệp của tỉnh thời gian qua đã phát sinh khối lượng lớn chất thải cần phải xử lý triệt để.

Cùng với đó là lượng chất thải có thể tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Đầy là tiềm năng thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một trong những nội dung trọng tâm của Đề án Giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là Hợp phần Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (kiểm kê khí thải nhà kính). "Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp giảm thiểu khí cacrbon trên địa bàn tỉnh", ông Đức nói.

Còn theo Sở Giao thông, Đồng Nai có nền công nghiệp phát triển thuộc top đầu cả nước với 33 KCN và 27 CCN đã, đang chuẩn bị đi vào hoạt động. Do đó, vấn đề tiêu thụ năng lượng của Đồng Nai rất lớn và quy mô tăng trưởng rất nhanh.

Cụ thể, sản lượng điện thương phẩm của Đồng Nai trong giai đoạn năm 2016-2023 tăng từ 10,9 tỷ kWh lên 15,1 tỷ kWh. Sản lượng điện thương phẩm duy trì mức tăng trưởng trung bình khoảng 7,2%/năm (giai đoạn đến năm 2025) và tăng lên 9,8%/năm giai đoạn 2025-2030.

Mức độ tiêu thụ năng lượng hàng năm lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh dự báo mức phát thải khí nhà kính của Đồng Nai cũng tăng cao. Ảnh: Trần Khánh

Mức độ tiêu thụ năng lượng hàng năm lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh dự báo mức phát thải khí nhà kính của Đồng Nai cũng tăng cao. Ảnh: Trần Khánh

Theo ông ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công thương, mức độ tiêu thụ năng lượng hàng năm lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh dự báo mức phát thải khí nhà kính cũng tăng cao trong thời gian tới.

Để thực hiện hiệu quả Quyết định số 385, Sở Công Thương Đồng Nai sẽ tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, sạch.

Đồng thời ngành công thương tỉnh sẽ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để bảo vệ môi trường.

Đồng Nai bùng nổ thu hút đầu tư khi giảm thiểu khí carbon

Energy Capital Việt Nam (ECV) là công ty phát triển dự án và quản lý quỹ có trụ sở chính tại Mỹ. ECV được thành lập như một nền tảng để đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng của Việt Nam

Ông David C.Clewin, CEO của ECV cho biết, Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh trên cả nước.

Một doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Một doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Lợi thế của tỉnh đi đầu là đón đầu các chính sách cùng các lợi thế thương mại để thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi vì các doanh nghiệp nước ngoài rất quan tâm giảm thiểu carbon và tăng trưởng xanh khi muốn tìm đến một quốc gia nào đó.

Các bước đầu tiên mà Đồng Nai có thể làm là đặt ra các tiêu chuẩn, chính sách cho hoạt động công nghiệp xanh hơn. Khi các dự án, các doanh nghiệp đến Đồng Nai đạt các tiêu chuẩn này, tỉnh có cơ hội bán tín chỉ carbon, cùng các lợi thế về thương mại.

Thêm nữa, có rất nhiều nhà đầu tư, các quỹ lớn trên thế giới đang tìm kiếm các khu vực để đầu tư xanh. Khi Đồng Nai đi đầu trong việc đề ra các tiêu chuẩn xanh, bền vững cho doanh nghiệp, Đồng Nai sẽ là nơi thu hút các dòng tiền đó.

Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển. Đồng Nai có nền tảng bước đầu phát triển công nghiệp. Những lợi thế này cũng cho phép các chính sách bước đầu của Đồng Nai có mức độ linh hoạt nhất định trong việc triển khai các tiêu chuẩn, chứ không quá khó như ở Mỹ, châu Âu, hay Singapoer.

"Sự linh hoạt này cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ đầu tư ở Đồng Nai trong tương lai sắp tới", ông David C.Clewin.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư tỉnh ủy chia sẻ về Đề án giảm thiểu khí carbon tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư tỉnh ủy chia sẻ về Đề án giảm thiểu khí carbon tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy cho biết, Đề án của Đồng Nai đề ra lộ trình, giải pháp nhằm tạo ra nỗ lực và chương trình hành động ở từng doanh nghiệp. Việc thực hiện các mục tiêu trong Đề án phải có lộ trình dài hơi, cần bước đi và hành động thận trọng nhưng tích cực.

Chính sách của địa phương cũng phải giúp doanh nghiệp tiếp cận chính sách tín dụng xanh. Doanh nghiệp sản xuất không thể không phát thải nhưng phải chuyển đổi công nghệ để giảm thiểu, trung hòa carbon, để hàng hóa thâm nhập được vào cac thị trường khó tính. Tất cả cùng hành động tạo ra kết quả giảm phát thải.

Theo ông Lĩnh, Đồng Nai có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, những lợi thế này phải gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Đồng Nai không thu nhận các dự án không đáp ưng mục tiêu phát triển bền vững.

"Khi Đồng Nai tạo ra không gian và mục tiêu phát triển bền vững thì các nhà đầu tư lớn, các "đại bàng", các dự án đẳng cấp sẽ tìm đến Đồng Nai. Và Đồng Nai tiếp tục có cơ hội vững chắc", Bí thư Nguyễn Hồng Lĩnh chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.