Thứ hai, 20/05/2024

Đồng loạt kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc

25/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Tiếp nhận thông tin phản ánh tình trạng phải trả giá cao để mua rau đội lốt "an toàn” và “đạt chuẩn VietGAP” tại các siêu thị, Cục quản lý thị trường TP.HCM đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.


Đồng loạt kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc - Ảnh 1.

Ngày 21/9, QLTT TP. Hồ Chí Minh ra quân kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh rau củ quả không nguồn gốc (ảnh Tổng cục QLTT)

Thông tin từ Tổng cục quản lý thị trường, lực lượng quản lý thị trường nhiều tỉnh, thành phố đang tăng cường ra quân rà soát, kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

Ngày 21/9, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa ký công văn khẩn gửi các Đội Quản lý thị trường về việc rà soát, phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Trong công văn khẩn, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP HCM yêu cầu các Đội Quản lý thị trường trực thuộc rà soát, phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đây là biện pháp mà đơn vị triển khai ngay sau thông tin mà báo chí phản ánh về tình trạng nhiều người dân phải trả giá cao để mua "rau an toàn" và “đạt chuẩn VietGAP” tại các siêu thị, nhưng thực tế một số công ty lại đi gom rau ở chợ đầu mối, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM yêu cầu người đứng đầu, người được giao quản lý các Đội Quản lý thị trường khẩn trương thực hiện rà soát địa bàn để kịp thời phát hiện, phối hợp với các đơn vị có liên quan.

Đặc biệt, Đội quản lý an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi tập kết, phân loại, đóng gói, kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc hoặc gian lận về nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác theo đúng quy định.

Trước đó, liên quan đến mặt hàng rau, củ quả tại Hà Nội, để chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm, không bảo đảm chất lượng lưu thông trên thị trường, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã có công văn chỉ đạo việc kiểm tra các cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu trên địa bàn Thành phố.

Theo đó chỉ đạo Đội trưởng các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý tổ chức cá nhân vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại các chợ, vi phạm trong các hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố.

Tập trung kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm trong kinh doanh, vận chuyển, lưu thông trái cây nhập lậu, trái cây giả mạo nguồn gốc, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, vi phạm về an toàn thực phẩm, không bảo đảm chất lượng và gian lận khác như vi phạm về đăng ký kinh doanh, niêm yết giá, ghi nhãn hàng hóa….

Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng sẽ phối hợp với cơ quan lực lượng chức năng như phòng nghiệp vụ PC05, PC03, PA04 Công an TP. Hà Nội, Sở Công Thương triển khai giám sát, kiểm tra, kiểm soát với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, lưu trữ, bảo quản lưu thông số lượng lớn trái cây nhập khẩu trên địa bàn Thành phố.

Một số loại quả chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu vào Việt Nam như dâu tây; dưa Nhật; lựu Peru, Ai Cập, Úc, Ấn Độ; mận Mỹ… Do đó, nếu những loại quả này được bày bán trên thị trường thì là hàng xách tay, có dấu hiệu trốn thuế hoặc là hàng giả mạo nguồn gốc, xuất xứ.

Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng và cần kiểm tra kỹ thông tin khi mua, tránh mua phải những mặt hàng không rõ nguồn gốc hoặc sai xuất xứ nguồn gốc.

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thanh kiểm tra các cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội nhằm xử lý nghiêm việc bán hàng lậu, không rõ nguồn gốc.

Theo VietnamEconomy

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.