Chủ nhật, 28/04/2024

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn

29/03/2024 8:30 AM (GMT+7)

Cứ đến dịp lễ Radaman, một khu chợ của người đạo Hồi tại quận 8 lại hoạt động sôi nổi. Đồ ăn, thức uống, phụ kiện, quần áo và nhiều sản phẩm khác được bày bán.

Khu dân cư này trong hẻm 157 Dương Bá Trạc (quận 8). Người dân tộc Chăm đến từ tỉnh An Giang, sống gần nhau, cùng nhau giữ gìn nét đẹp văn hóa, tôn giáo của mình. Đặc biệt là dịp lễ Radaman, người dân thực hiện nghi lễ nhịn ăn trước khi mặt trời lặn.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 1.

Đa dạng các loại thực phẩm được bán tại khu chợ. Ảnh: Hoài Anh

Theo ông Haji Kim So - giáo cả khu vực này cho biết nơi đây có khoảng 2.500 người dân theo đạo Hồi sinh sống. Từ các dịp Tết, lễ trong năm đều được người trong cộng đồng gìn giữ và tiếp tục truyền lại cho con cháu.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 2.

Chợ người đạo Hồi nằm trong một khu nhỏ trên con hẻm 157, đường Dương Bá Trạc (quận 8). Ảnh: Hoài Anh

Theo giáo cả, các khu vực của người đạo Hồi thường được treo những dây có cờ đỏ sao vàng và cờ xanh (tượng trưng cho đạo Hồi). Chỉ cần đi vào khu vực có treo cờ, mọi người giống như đang lạc vào một cộng đồng người đạo Hồi thu nhỏ.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 3.

Cờ dây biểu tượng cho khu vực của người đạo Hồi sinh sống. Ảnh: Hoài Anh

Một trong những dấu ấn đậm chất văn hóa của đạo Hồi chính là lễ Ramadan. Ramadan là tháng thứ 9 theo lịch âm của người Hồi giáo, còn gọi là tháng nhịn ăn. Trong suốt một tháng lễ, tín đồ đạo Hồi không ăn không uống, không hút thuốc và không được đưa bất kể thứ gì vào miệng trước khi mặt trời lặn. Đến 18g10, người dân bắt đầu được xả chay, ăn uống bình thường.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 4.

Khu chợ nằm trên con hẻm nhỏ nên chỉ phục vụ đồ ăn mang về. Ảnh: Hoài Anh

Năm nay, lễ Ramadan từ 10/3 - 10/4, cũng là lúc khu chợ nhỏ của cộng đồng người đạo Hồi hoạt động sôi nổi nhất. Khu chợ bán đa dạng các món ăn từ chè, bún, các loại bánh chiên, bánh ngọt, nước uống… Không chỉ người đạo Hồi mà còn nhiều người dân từ nơi khác đến mua.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 5.

Từ 14h, tiểu thương bắt đầu dọn thức ăn ra bán. Ảnh: Hoài Anh

Bà Hadi Mad - tiểu thương khu chợ cho biết từ 14h, các quầy buôn bán bắt đầu mở. Người mua không chỉ là người theo đạo Hồi mà còn có cả những người dân ở vùng lân cận. Đến 16h, khu chợ bắt đầu buôn bán tấp nập.

“Khu chợ này hoạt động sôi nổi vào tháng lễ Ramadan. Theo phong tục, người theo đạo phải nhịn ăn từ sáng đến lúc mặt trời lặn, họ mua đồ ăn về và dùng sau 18h10, bà Hadi Mad nói.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 6.

Gỏi, bánh ngọt, cháo, bún là những mặt hàng được bán nhiều tại chợ. Ảnh: Hoài Anh

Buôn bán tại khu chợ này hơn 30 năm, bà Mat Sah cho rằng lễ Ramadan là một ngày lễ đặc biệt của cộng đồng người đạo Hồi. Tất cả mọi người thực hiện nghi lễ này để thể hiện sự thông cảm với người nghèo, rèn tính tiết chế, chống lại cám dỗ vật chất.

“Từ ngày lễ Ramadan bắt đầu, khu vực này vào buổi chiều lúc nào cũng đông đúc. Dạo này, còn có nhiều khách du lịch đến ghé thăm, quay phim. Đồ ăn ở đây cũng khá rẻ, dao động từ 10.000 - 30.00 đồng”, bà Mat Sah nói thêm.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 7.

Lễ Ramadan từ lâu đã thành một nếp văn hóa không thể thiếu của người Hồi giáo. Ảnh: Hoài Anh

Trong suốt tháng Ramadan, anh Zaman Nuri luôn thực hiện đúng nghi lễ nhịn ăn. Đến khoảng 17h, anh bắt đầu mua thực phẩm, chờ đến giờ để xả chay. “Gia đình tôi từ An Giang lên khu này sống đã hơn 10 năm. Đến đúng buổi, tôi chỉ cần mua vài chiếc bánh là có thể dùng cho một buổi tối”, anh Zaman nói.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 8.

Nhiều mặt hàng khác nhau được bán tại chợ. Ảnh: Hoài Anh

Không chỉ có thực phẩm, khu chợ này còn bán quần áo, phụ kiện, phục vụ cho người theo đạo Hồi. Ông Ca Rim (55 tuổi) được cộng đồng giúp đỡ, tạo điều kiện để ăn ngủ tại thánh đường trong lúc lên Sài Gòn bán đồ.

“Cứ đến lễ Ramadan, tôi từ An Giang lên Sài Gòn bán quần áo, phụ kiện. Mỗi món chỉ từ 30.000-70.000 đồng. Người mua cũng chủ yếu là người đạo Hồi sống trong khu vực này. Tôi cảm thấy vui khi được buôn bán, giao lưu, hòa mình trong không khí của người chung cộng đồng”, ông Ca Rim nói.

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn- Ảnh 9.

Nhóm bạn trẻ thích thú trải nghiệm ngày lễ Ramadan ngay tại Sài Gòn. Ảnh: Hoài Anh

Khu chợ này còn thu hút nhiều bạn trẻ Sài Thành đến trải nghiệm mua sắm. Anh Bùi Nguyễn Văn Nguyên bị thu hút bởi nghi lễ độc đáo và cùng nhóm bạn đến khu chợ này để vui chơi.

“Tôi từng đến An Giang du lịch và ấn tượng với cảnh cộng đồng người theo đạo Hồi cùng nhau tổ chức ăn uống vào buổi tối trong dịp lễ Ramadan. Khi đọc tin tức, tôi có thấy thông tin khu chợ này và nhanh chóng rủ bạn đến. Thật sự không nghĩ rằng có một cộng đồng người đạo Hồi sống, cùng gìn giữ phong tục tập quán giữa chốn Sài Gòn này”, anh Nguyên nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.