Thứ ba, 07/05/2024

Doanh số bán lẻ tăng trưởng mạnh

28/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Sau hai năm nền kinh tế giảm tốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chi tiêu tiêu dùng trong nước sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm 2022. Doanh số bán lẻ danh nghĩa đã phục hồi qua mức trước đại dịch và đà tăng trưởng này không phải do hiệu ứng cơ sở thấp mang lại.


Doanh số bán lẻ tăng trưởng mạnh - Ảnh 1.

Doanh số bán lẻ từ đầu năm đến nay đạt mức tăng trưởng trung bình 6,5% so cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: NAM ANH

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và các nghiên cứu của Fitch, chi tiêu thực tế của hộ gia đình được dự báo sẽ tăng 5,7% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là cải thiện đáng chú ý so mức tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ ước tính cho năm 2021, khi các tác động trực tiếp từ đại dịch Covid-19 tiếp tục đè nặng lên nhu cầu trong nước. Khi nền kinh tế phục hồi trên diện rộng, tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2022 sẽ cao hơn. Chi tiêu thực tế của hộ gia đình trong năm nay dự báo ở mức khoảng 121,3 tỷ USD, cao hơn 8,3% so với mức 112,1 tỷ USD năm 2019.

Số liệu mới nhất về doanh số bán lẻ danh nghĩa cho thấy sự tiếp tục của quỹ đạo phục hồi trước đó. Trong bốn tháng đầu năm 2022, doanh số bán lẻ đạt mức tăng trưởng trung bình 6,5% so cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng trưởng của tháng 4 là 12,1% so với cùng kỳ. Từ tháng 1 đến tháng 4/2022, tăng trưởng tiếp tục rõ ràng do các tác động của hiệu ứng cơ sở thấp kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 cho thấy rằng doanh số bán lẻ đang có mức tăng trưởng thật sự. Theo các chuyên gia, khi mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế và động lực của hoạt động kinh tế tăng lên, xu hướng này sẽ tiếp tục, hỗ trợ sự phục hồi rộng rãi hơn trong chi tiêu hộ gia đình.

Fitch dự báo tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng thực tế ở Việt Nam vào năm 2022 phù hợp tốc độ tăng trưởng thực là 6,8% của nền kinh tế trong nước so với cùng kỳ năm ngoái, tăng mạnh so với mức tăng trưởng 2,6% vào năm 2021. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế sẽ là sự phục hồi trong chi tiêu tiêu dùng, cũng như tăng trưởng xuất khẩu ròng. Tỷ lệ thất nghiệp ổn định trong năm, ở mức 2,3% lực lượng lao động, trong khi lạm phát dự kiến sẽ tăng cao hơn, đạt mức trung bình 3,7% trong năm.

Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại vào năm 2021, người tiêu dùng bắt đầu có nhu cầu với những sản phẩm mà họ ít được tiếp cận hơn so với trước đó. Tuy nhiên, thời điểm này các nhà sản xuất phải đối mặt một số vấn đề như tắc nghẽn chuỗi cung ứng gây nên tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng, dẫn đến lạm phát do nguồn cung. Kể từ đầu năm 2021, áp lực lạm phát đã gia tăng ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, do tác động của hiệu ứng cơ sở, giá hàng hóa cao hơn và những thách thức trong chuỗi cung ứng đã tạo ra tình trạng thiếu hụt cục bộ. Xung đột Ukraine - Nga cũng tác động đáng kể đến giá cả của các mặt hàng chủ chốt trên toàn cầu, như dầu khí, phân bón, lúa mì, ngô và lúa mạch...

Ngoài ra, tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2022, gây áp lực lên nguồn cung một số mặt hàng tiêu dùng. Các biến thể Covid-19 mới dễ lây lan hơn có thể gây ra tình trạng đóng cửa các nhà máy sản xuất trên toàn thế giới. Điều này sẽ trở thành một vấn đề khi có bộ phận chuỗi cung ứng mở ra nhưng nơi khác lại bị đóng lại do hạn chế từ dịch bệnh, đặc biệt là ở khu vực Đông Á.

Các nhà sản xuất cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiều thành phần quan trọng để làm ra sản phẩm và chi phí nguyên liệu thô cao hơn, khiến giá tiêu dùng cao hơn và tình trạng này dự kiến còn tiếp tục kéo dài. Lạm phát giá tiêu dùng tăng là một rủi ro chính đối với chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2022, vì nó có khả năng làm xói mòn sức mua và chuyển chi tiêu ra khỏi chi tiêu tùy nghi.

Vào tháng 4/2022, lạm phát trong nước đang tăng nhanh, đạt mức cao nhất trong tám tháng là 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng, dự báo đến cuối năm là 3,7%. Theo dự đoán của Fitch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ tăng lãi suất trong năm 2022, lên 4,25% vào cuối năm. Kể từ năm 2021, Việt Nam đã tăng nhập khẩu lúa mì từ Ấn Độ, còn Indonesia là thị trường nhập khẩu dầu cọ lớn thứ hai của nước ta. Vì thế, các lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ và lúa mì gần đây của Indonesia và Ấn Độ sẽ có tác động đến lạm phát lương thực và sẽ gây rủi ro cho triển vọng chi tiêu tiêu dùng.

Trong vài năm qua, Việt Nam đã trải qua thời kỳ bùng nổ tín dụng hộ gia đình. Việc giảm dần nợ hộ gia đình có thể gây ra rủi ro đáng kể cho nhu cầu trong nước. Cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 50% thu nhập của lực lượng lao động vào năm 2020. Đây là một con số tương đối cao đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam. Trong số 50% đó, hơn một nửa là dưới hình thức vay của các hộ kinh doanh nhỏ với 25% là các khoản vay liên quan đến nhà ở (chủ yếu là thế chấp). Mặc dù tăng trưởng nợ hộ gia đình đã giảm đáng kể vào năm 2020 với mức tăng 1% (so mức trung bình 3% kể từ năm 2013), mức này vẫn là mức cao. Khi lãi suất tăng, chi phí trả nợ cũng sẽ tăng theo. Điều này có nghĩa là các hộ gia đình sẽ càng phải phân bổ thu nhập khả dụng theo hướng vay nợ, gây áp lực giảm chi tiêu của người tiêu dùng trong tương lai.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

4 tháng đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu ngành gỗ, dệt may, máy móc… tăng vọt. Dù vậy, chủ nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tại TP.HCM vẫn chưa thể lạc quan.

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Cộng tác theo mô hình tiếp thị liên kết của Shopee, nhiều đối tác hiện đang hoang mang vì rơi vào vòng xoáy nợ nần và có nguy cơ đối diện với pháp luật.

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Chỉ cần quan sát ở các chợ, siêu thị hoặc trên mạng xã hội, người tiêu dùng không khó nhận thấy mặt hàng rau, củ quả sấy được bày bán la liệt, đủ loại với nhiều mức giá khác nhau.

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, sức mua các loại nước giải khát, nước ép giải nhiệt tăng mạnh. Dừa tươi đang tăng giá sốc, người bán cũng đau đầu vì không có hàng để bán, xuất khẩu.