Thứ ba, 14/05/2024

Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang châu Âu: Chuyên gia đưa ra "lời khuyên vàng"

12/05/2022 11:00 AM (GMT+7)

Châu Âu được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành gỗ Việt Nam. Dịch Covid-19 và căng thẳng Nga - Ukraine đã tác động ít nhiều đến thị trường này.

Xuất khẩu đồ gỗ sang châu Âu vẫn tiềm năng

Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc ITPC cho biết, EU là thị trường nhập khẩu các sản phẩm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội - ngoại thất lớn thứ 13 của Việt Nam. Sức tiêu thụ đồ nội thất của khu vực này chiếm gần 25% tổng tiêu thụ của toàn thế giới.

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đồ nội thất vào châu Âu cần lưu ý gì? - Ảnh 1.

Châu Âu được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành gỗ Việt Nam. Ảnh: Hồng Phúc

Từ năm 2016 đến 2019, nhập khẩu đồ vật trang trí của châu Âu đã tăng từ 2,1 tỷ euro lên 2,5 tỷ euro. Năm 2020, sự bùng phát của Covid-19 khiến giảm quy mô thị trường xuống mức tương đương giai đoạn 2016-2017. 

Năm 2020, Đức vẫn là nhà nhập khẩu đồ trang trí hàng đầu của châu Âu với 22% kim ngạch nhập khẩu, tiếp theo là Hà Lan 13%, Vương quốc Anh 12% và Pháp 11%. Các thị trường nhỏ hơn với tỷ trọng dưới 10% nhưng vẫn nằm trong nhóm nước nhập khẩu đồ gỗ, nội thất hàng đầu là Ý và Bỉ.

Mảng đồ trang trí khu vực này trị giá lên tới 5,97 tỷ USD vào năm 2022. Thị trường dự kiến tăng trưởng 4,27%/năm cho giai đoạn 2022-2026, dự kiến đến năm 2026 đạt 7,05 tỷ USD.

Theo ông Tuấn, các nước thuộc liên minh châu Âu bị tác động nặng nề của Covid-19, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Bên cạnh đó, những tác động của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine làm khủng hoảng nền kinh tế các nước châu Âu, nhất là liên minh châu Âu, ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống người dân. Nhu cầu về trang trí nội - ngoại thất cũng bị ảnh hưởng và thay đổi theo xu thế thị trường.

Doanh nghiệp Việt xuất khẩu đồ gỗ sang châu Âu cần lưu ý gì?

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và đồ trang trí nội thất, ngoại thất vào châu Âu cũng xác nhận nhu cầu đồ gỗ của thị trường này rất cao sau dịch bệnh Covid-19 và họ cũng đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cao cho nhà cung cấp.

Bà Hồng Quang, Giám đốc Công ty VIETS Co - một đơn vị có hơn 20 năm xuất khẩu đồ gỗ sang EU, cho biết nhiều nhà mua hàng ở EU đã tìm đến các nhà máy ở Việt Nam có đủ năng lực để cung cấp sản phẩm cho họ.

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đồ nội thất vào châu Âu cần lưu ý gì? - Ảnh 3.

Luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên - Hòa giải viên VMC, trao đổi các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý tại Hội thảo Triển vọng và xu hướng ngành trang trí nội - ngoại thất tại thị trường EU, ngày 10/5 tại TP.HCM. Ảnh: ITPC

Theo bà Quang, thị trường châu Âu đòi hỏi mặt hàng đồ gỗ, nội thất cũng phải "thời trang", đa dạng. Mỗi mùa, châu Âu đều có từ 2-3 lần thay đổi mẫu mã sản phẩm. Họ ít khi sử dụng một mặt hàng từ 2-3 năm. Bà cho rằng đây là cơ hội để những nhà cung cấp Việt Nam trong trạng thái sẵn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Âu.

Đặc biệt, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn bị ảnh hưởng do dịch bệnh và càng nghiêm trọng hơn do căng thẳng Nga - Ukraine, nhiều doanh nghiệp cho biết chi phí logistics, vận chuyển container từ Việt Nam sang châu Âu quá cao. 

Giá cước tàu biển tăng gấp 5-7 lần so với trước dịch. Một container đi châu Âu hiện dao động 6.000-8.000 USD. Các doanh nghiệp buộc phải vừa chấp nhận vừa tìm cách thích ứng.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp cũng phải lưu ý về việc giao kết hợp đồng, thanh toán hợp đồng trong bối cảnh một số lùm xùm gần đây, gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt.

Luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên - Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, trước khi ký kết hợp đồng mua bán, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu kỹ đối tác thông qua hiệp hội ngành hàng, Bộ Công Thương, thương vụ Việt Nam tại các nước cũng như kinh nghiệm giao thương của các doanh nghiệp xuất khẩu khác.

Luật sư cũng lưu ý, các doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro như mua bảo hiểm đầy đủ, chủ động thuê tàu, kiểm soát các khâu trong chuỗi logistics. Đối với khách hàng mới, nên thực hiện các hợp đồng nhỏ trước khi tiến hành các giao dịch lớn…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.