Thứ năm, 09/05/2024

Doanh nghiệp Bình Dương nỗ lực giữ chân người lao động

16/12/2022 7:30 AM (GMT+7)

Tỉnh Bình Dương đang gấp rút triển khai các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn; đồng thời tăng cường các hoạt động hỗ trợ, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền của người lao động trên địa bàn tỉnh.

Nỗi lo của doanh nghiệp và người lao động

Bà Phan Lê Diễm Trang – Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Bình Dương cho biết, do sụt giảm đơn hàng, nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may trên đang chật vật xoay xở để giữ chân người lao động (NLĐ).

Một số đơn vị đang sản xuất may mặc, nay phải nhận làm cả mặt hàng túi xách phân phối cho siêu thị nhằm duy trì có việc làm cho NLĐ. Năng suất lao động với mặt hàng túi xách rất thấp nhưng đó là một trong những giải pháp DN chờ cơ hội phục hồi.

"Ngành dệt may cũng đang nỗ lực kết nối thị trường để tìm kiếm yếu tố kỳ vọng thúc đẩy khả năng xuất khẩu trong thời gian tới", bà Trang cho biết.

Nửa đầu năm 2022, ngành gỗ Bình Dương đạt tăng trưởng khoảng 30-50% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho biết, từ tháng 6/2022 đến nay, doanh số xuất khẩu của DN giảm, đơn hàng ngành gỗ còn khoảng 40%.

Để duy trì hoạt động và giữ việc làm cho công nhân, DN gỗ đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường ngách như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á; đồng thời tìm cơ hội ngắn hạn ở thị trường trong nước. Một số đơn vị khác phải chọn cách giảm giờ làm, giãn việc nhưng vẫn giữ ổn định lực lượng lao động.

Công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến gỗ ở TP.Thuận An, Bình Dương. Trần Khánh

Công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến gỗ ở TP.Thuận An, Bình Dương. Trần Khánh

Anh Trần Văn Phương, công nhân làm việc ở một công ty gỗ trên địa bàn TP.Thuận An kể, mình may mắn vẫn còn duy trì được công việc. Trước đó, nhiều người bạn của anh ở các tỉnh miền Tây Nam bộ lên Bình Dương làm việc đã phải nghỉ tết sớm.

Cuối năm là thời điểm công nhân tranh thủ tăng ca để để kiếm thêm thu nhập. Tình thế hiện nay, nhiều công nhân không thể tăng ca lại còn bị giảm giờ làm. Đây là mối lo chung của nhiều người Tết Nguyên đán đang cần kệ.

Theo anh Phương, NLĐ biết và hiểu những khó khăn của DN. Nhiều DN đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết sớm và dài ngày hơn so với mọi năm. Điều này là dễ hiểu với điều kiện thực tế. Điều đáng mừng là nhiều nơi vẫn đang cố gắng duy trì các chế độ, chính sách cho NLĐ.

"Tôi chỉ mon công việc còn tiếp tục được duy trì cho đến cuối năm. Nếu có thêm phần thưởng cuối năm thì càng tốt, để có thêm một phần chăm lo cho gia đình", anh Phương nói.

TP.Thuận An là một trong những địa phương có số lao động bị ảnh hưởng đến việc làm lớn nhất trong tỉnh. Theo UBND TP. Thuận An, trên địa bàn có khoảng 28.000 NLĐ bị ngưng việc, giảm giờ làm.

Thành phố đã giao Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nhắc nhở DN thực hiện đúng các chính sách cho NLĐ, động viên DN trong khả năng có thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ Tết cho NLĐ.

Chia sẻ gánh nặng

Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 37.000 NLĐ tạm hoãn hợp đồng, và trên 250.000 lao động giảm giờ làm.

Cũng theo ông Tuyên, nói lao động bị cắt việc làm, mất việc là chưa chuẩn xác. Hiện các doanh nghiệp chỉ giảm giờ làm hoặc tạm hoãn công việc, chứ không phải mất việc làm hoàn toàn.

Một số doanh nghiệp tuy bị giảm đơn hàng nhưng vẫn nỗ lực giữ chân lao động thông qua việc hỗ trợ lương, phụ cấp cho công nhân trong khi chờ việc.

Các ngành, các cấp ở Bình Dương đang rất nỗ lực giải bài toán lao động, hỗ trợ lao động khó khăn, và bản thân các doanh nghiệp cũng tự vận động để xoay sở.

Công ty TNHH Ecco Việt Nam chuyên sản xuất giày dép ở huyện Bàu Bàng, Bình Dương. Ảnh: T.L

Công ty TNHH Ecco Việt Nam chuyên sản xuất giày dép ở huyện Bàu Bàng, Bình Dương. Ảnh: T.L

Công ty TNHH Ecco Việt Nam (huyện Bàu Bàng) đang có hơn 1.600 lao động. Dù đang gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu và đơn hàng nhưng Ecco vẫn không sa thải lao động.

Ông Alexander Christopher Falter – Tổng Giám đốc Công ty Ecco cho biết, tuy có một chút vấn đề vào cuối năm nhưng doanh nghiệp đã và đang sử dụng thời gian này để tập trung vào việc đào tạo, nâng cao kỹ thuật cho người lao động.

Công ty cũng tập trung giải quyết những gì đơn vị chưa làm được trong vài năm qua. "Vì vậy, chúng tôi coi thử thách này là một điều tích cực hơn là tiêu cực", ông Falter nói.

Công ty CP giày Đại Lộc (huyện Bến Cát) vừa đăng thông báo tuyển 500 lao động, lương căn bản theo hợp đồng 5,6 triệu đồng/tháng. Tính cả phụ cấp, tăng ca và tiền thưởng theo năng suất, tổng cộng thu nhập từ 8-11 triệu đồng/tháng.

Những tấm băng rôn tuyển thêm lao động như Đại Lộc trong thời điểm hiện nay là rất hiếm nhưng không phải không có.  

Hiện đang có khoảng 40 DN trên toàn tỉnh Bình Dương cần tuyển hàng chục ngàn lao động. Ông Lưu Thế Thuận - Trưởng ban Tuyên giáo Liên đoàn lao động tỉnh cho biết, Liên đoàn đang kết nối, đưa lao động từ nơi thừa sang nơi thiếu.

Bên cạnh việc đăng tuyển của các DN cần lao động, Liên đoàn sẽ đứng ra kết nối, hỗ trợ các DN đang gặp khó do thiếu đơn hàng sản xuất cần chia sẻ nguồn lao động.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, động viên người lao động trên địa bàn tỉnh. Ảnh: T.L

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, động viên người lao động trên địa bàn tỉnh. Ảnh: T.L

Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Sở Công Thương cho biết, Sở tiếp tục xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại trong năm 2023. Tỉnh tăng cường mở rộng thêm một số thị trường mới như Ấn Độ, Nam Mỹ, Trung Đông và Trung Quốc. Quy mô dân số trên 3 tỷ dân từ các thị trường này được kỳ vọng giúp DN tháo gỡ khó khăn.

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, nửa cuối năm 2022, các thị trường xuất khẩu lớn của tỉnh đều bị ảnh hưởng. UBND tỉnh có tính đến phương án dùng ngân sách hỗ trợ một phần cho người lao động. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. 

Tỉnh Bình Dương đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Chỉ khi doanh nghiệp ổn định được sản xuất thì mới ổn định được thu nhập cho người lao động."Do đó, giải pháp tốt nhất để chăm lo cho người lao động là ổn định việc làm tại doanh nghiệp", ông Minh chia sẻ

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.