![]() |
Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàm. Ảnh: A.S |
Tại tọa đàm “Làm sống lại doanh nghiệp thời khủng khoảng” do ASUS tổ chức ngày 2/12, các chuyên gia nhận định năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu với sức ảnh hưởng lớn trên mọi phương diện.
Chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với thời kỳ khó khăn nhất và bước qua thời kỳ khủng hoảng để sống sót là điều hầu hết các doanh nghiệp đang nỗ lực.
Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng này của tác động lên 85.600 doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động. Gần 43% doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm từ 21 - 49%. Suy giảm kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm sụt giảm chỉ đạt 80.6% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, trái ngược với con số tăng trưởng âm của toàn cầu, tốc độ tăng trưởng Việt Nam không cao nhưng vẫn đạt mức dương GDP 2,12% trong 9 tháng đầu năm 2020, vẫn tạo những điểm sáng lạc quan trong bức tranh chung.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 40% vào tổng GDP cả nước. Vì vậy có thể thấy sự sống còn của những doanh nghiệp vừa và nhỏ là chiếm một phần không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong các năm tiếp theo.
Dự đoán trong năm 2021, nhờ chính sách kiềm chế dịch hiệu quả, kinh tế Việt Nam sẽ được đánh giá lạc quan về tăng trưởng. Quỹ tiền tệ IMF dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6,5%, cao hơn đánh giá nội bộ từ Việt Nam. Cũng gần đây, ngân hàng thế gới cũng đánh giá Việt nam là điểm sáng kinh tế dẫu cho ảnh hưởng từ Covid-19.
Để đạt được các mục tiêu trên, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần phải đổi mới tư duy, phương thức kinh doanh mới để ứng biến với giai đoạn “bình thường mới”
Việc giãn cách xã hội liên tục và bất ngờ đã khiến mô hình làm việc từ bất kể nơi nào thành quy tắc, mở rộng giới hạn làm việc của văn phòng hiện hữu. Các tổ chức không có lựa chọn nào khác ngoài việc đón nhận một mô hình làm việc lai (Hybrid) và linh động (Flexibility) nhằm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục trong giai đoạn bình thường mới.
Theo báo cáo của IDC gần đây, đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam 75% doanh nghiệp tin rằng họ đã sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về làm việc linh động do đại dịch Covid-19. Trong đó, máy tính xách tay và điện thoại thông minh là yêu cầu quan trọng cần đầu tư đối với doanh nghiệp để phù hợp với mô hình làm việc lai (Hybrid).
Việc trang bị công nghệ thích hợp để hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa đóng vai trò then chốt để mang đến cho nhân viên trải nghiệm tích cực và nâng cao năng suất lao động. Quyết định mua sắm thiết bị (cụ thể là máy tính xách tay) cần được đánh giá lại để phù hợp với nguyện vọng của nhân viên, đặc biệt là thế hệ lao động trẻ với khả năng nhạy bén hơn về kỹ thuật số và có yêu cầu sắp xếp công việc linh hoạt hơn.
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV chia sẻ: “Điểm mạnh của doanh nghiệp Việt chính là khả năng thích ứng nhanh, nhạy bén với thị trường. Thêm vào đó, tỷ lệ doanh nghiệp trẻ lớn dễ dàng đón nhận cái mới, kiên trì theo đuổi mục tiêu. Tuy nhiên, ở Việt Nam chủ yếu là doanh chủ chứ chưa phải doanh nhân thật sự, họ còn thiếu kỹ năng quản trị và chưa tận dụng được nguồn lực tự có, bên cạnh đó năng suất lao động của người Việt vẫn còn thấp”.
Các chuyên gia cũng cho rằng, giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng chính là nắm bắt được tiềm năng và cơ hội bằng “chuyển đổi số”.
Việc giãn cách xã hội khiến xu hướng dịch chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nền kinh tế hiện đại là nền kinh tế toàn cần không giới hạn lãnh thổ nên các doanh nghiệp cần số hóa hoạt động để đón dòng vốn từ nước ngoài
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, giá trị nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam năm 2020 ước đạt 14 tỷ USD, đặt tốc độ tăng trưởng 2 con số. Cho thấy dư địa cho nền kinh tế số ở Việt Nam là rất lớn.
Nhìn chung, chuyển đổi số và bảo mật thông tin quản lý doanh nghiệp không chỉ là nhu cầu mà còn là giá trị cạnh tranh bắt buộc trong kỷ nguyên công nghệ thông tin 4.0. Đồng hành cùng doanh nghiệp Việt, đại diện ASUS cũng cho biết hiện đang đóng vai trò là đơn vị xây dựng nền tảng cho giai đoạn chuyển đổi, vận hành và phát triển chuyển đổi số cho doanh nghiệp với các giải pháp máy tính, công nghệ tin cậy, đề cao tính linh hoạt, kết nối.
Gửi bình luận