ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 1.

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 3.

Tại phòng làm việc của ông Phan Thanh Sơn, điều hòa chạy ro ro, cửa phòng thường mở toang, nhưng có lớp nhựa trong veo và dày dặn để ngăn hơi lạnh phả ra ngoài bầu không khí oi nồng đặc biệt của những ngày đỉnh nắng nóng miền Bắc.

Các công nhân nam nữ (và nhiều người khác) dường như đã quen lắm với việc "lao" mình qua lớp nilon dày xếp tua rua như những thanh mì sợi trắng khổng lồ đó. Nó sẽ giãn ra, rồi tự khép lại, "hút" người ta vào gặp vị y sỹ thường xuyên hút thuốc lá tóp má thi thoảng mặc bloue trắng đó. Ông này ít nhìn mặt người đến "mua" giấy nghỉ, chủ yếu nhìn vào cái máy tính để bàn nhằm tra số thẻ bảo hiểm của người đến để "tiền trao cháo múc".

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 4.

Trong giai đoạn các năm 2016 đến năm 2022, qua thanh tra, kiểm tra, BHXH Việt Nam đã thu hồi 50,4 tỷ đồng hưởng BHXH không đúng quy định; thu hồi 828,4 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng quy định. Riêng năm 2021, số tiền hưởng BHXH sai quy định bị phát hiện và thu hồi đã là 9,5 tỷ đồng.

Sau khi biết đối tác đến "xin giấy", ông ta thoăn thoắt nhập số thẻ bảo hiểm, không cần biết có bệnh, có ốm hay không mà in ngay ra một tờ giấy với nhiều loại bệnh tật một cách tự động, rồi ông ta cộp dấu đỏ choành choạch, ký tên; rồi khéo léo ra hiệu bằng ngón tay để nhận khoảng một đến vài trăm nghìn đồng tiền "phí bất chính".

Nhiều lần phóng viên ghi được hình ảnh ông Sơn nhận tờ polime giống tiền mệnh giá 200.000 đồng, ông ta rút tiền trong ví để trả lại nếu thừa. Thế là chia tay. Cuộc gặp chớp nhoáng đến mức chỉ trong vài phút đã có được một giấy chứng nhận nghỉ việc do ốm đau để mang về nộp công ty để không mất điểm chuyên cần, còn được hưởng bảo hiểm.

Có khách còn đi lấy hộ người khác cũng được, không cần nhìn mặt, ông Sơn cho người ta có bệnh ngay để cấp giấy nghỉ ốm và hưởng bảo hiểm xã hội. Ông thu tiền rồi hất hàm, huýt sáo gọi người khác vào. Chúng tôi quan sát không ít ngày, ông đều huýt sáo, vẫy tay để gọi những người đến cạy vạy ông như vậy.

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 5.

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 6.

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 7.

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 8.

Vì ông "bán" cho họ cái giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, vừa được nghỉ "khoẻ thân", vừa không mất tiền chuyên cần ở công ty, vừa được ăn không 75% thu nhập so với khi đi làm "tám tiếng vàng ngọc", "đổ mồ hôi sôi nước mắt".

Theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp NLĐ mới bắt đầu làm việc hoặc NLĐ trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.

Để được hưởng chế độ đó, theo Thông tư 56/2017 TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn Vệ sinh Lao động thuộc lĩnh vực y tế, người lao động bắt buộc phải khám theo quy định, có kết luận rõ ràng về "tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế". Không đủ điều kiện khám thì chuyển tuyến. Khám xong, thấy người bệnh bị ốm thì phải có đơn thuốc và phương án điều trị thích hợp cho tình trạng bệnh. Sau đó mới cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Đó là yêu cầu tối thiểu của quy trình "cấp giấy nghỉ" hưởng chế độ ốm đau.

Đằng này, người ta đến gặp ông Sơn trong vài phút là có giấy nghỉ, lợi đơn lợi kép thay vì "ốm" như trên, nhiều thanh niên làm cho các công ty, các đơn vị trên địa bàn TX Duy Tiên chỉ việc cầm căn cước công dân, cầm thẻ bảo hiểm y tế đến hoặc thậm chí chỉ cần ảnh của thẻ bảo hiểm.

Một bạn trẻ nói với chúng tôi: "Vào gặp "thằng" kia (ông Sơn - PV), mua giấy rồi nghỉ. Rồi hưởng. Cần quái gì phải ốm. Đã bỏ 100 nghìn ra mua, thì đừng xin nghỉ một ngày nó phí, nghỉ 5 ngày cho bõ".

Số tiền hưởng từ trục lợi bảo hiểm mà mỗi cá nhân được hưởng cứ thế nhân lên theo số ngày!

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 9.

Ngày 25/7/2023, chúng tôi vào vai đi xin hộ giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội cho cậu em trai. Với lý do em trai đang đi làm không đến được phóng viên đem thẻ bảo hiểm y tế đến, ông Sơn kiểm tra mã số thẻ BHYT trên hệ thống, khi thấy số thẻ không khớp lại giải thích, hướng dẫn rằng thẻ này là thẻ gia đình, nếu muốn xin được giấy nghỉ BHXH thì phải có thẻ mã số doanh nghiệp.

Trong quá trình này, chúng tôi đã ghi được hình ảnh người dân đưa thẻ bảo hiểm y tế của người khác đến gặp ông Sơn xin giấy chứng nghỉ nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và ông Sơn đã cấp giấy.

Trong một khuôn hình chúng tôi quay được, 4-5 thanh niên xếp hàng chờ ông Sơn huýt sáo gọi đến lượt. Ông Sơn ký giấy rồi tiện tay cộp dấu đỏ của Trạm trưởng Y tế phường Đồng Văn vào để về nghỉ ốm và hưởng tiền "ngồi mát ăn bát vàng".

Chúng tôi tiếp cận nhiều người đang đi xin hoặc đã nhận giấy nghỉ kể trên tại khuôn viên của Trạm y tế để thu thập tư liệu. Nhóm PV đều nhận được các phản ánh tương tự và thể hiện ngày càng rõ hơn các dấu hiệu tiếp tay để trục lợi bảo hiểm trắng trợn của ông Sơn. Những người lao động cố tình trục lợi bảo hiểm cũng không thể vô can.

Dưới đây là một số tư liệu chúng tôi ghi được bằng camera giấu kín với những người đi "mua giấy" nghỉ ốm. Việc làm giấy nghỉ ốm khống diễn ra công nhiên, trắng trợn giữa ban ngày ban mặt.

Có mặt tại Trạm y tế phường Đồng Văn sáng 24/7/2023, một nữ công nhân trẻ, tóc ngắn, mặc áo phông trắng cộc tay đang cất giấy "nghỉ ốm" vừa xin được, cho biết: "Năm ngày thì 100 nghìn đồng, ai cũng phải thế".

Một nữ thanh niên khác mặc áo chống nắng hồng xác nhận "xin năm ngày cũng một trăm (100.000 đồng) mà ba ngày cũng 100.000 đồng".

Một nam công nhân đeo kính mặc áo đen kể: "Chỉ cần có ảnh thẻ căn cước chụp hai mặt và ảnh thẻ bảo hiểm là được . Nghỉ 3 ngày thì mất 1 lít (100.000 đồng)". Anh ta xin nghỉ không phải vì anh ta ốm mà đi làm việc khác.

"Ở đây cả mấy khu công nghiệp quanh đây xin ở đây cả" - một người đi xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nói.

Ngày 25/7/2023, một người dân cầm tờ giấy trên tay vừa rời phòng Trạm trưởng Trạm y tế nói với phóng viên: "Trạm này họ dám làm thôi, trạm khác họ không dám làm đâu".

"Chỉ cần đưa thẻ bảo hiểm y tế, không cần căn cước công dân, đưa cho cái thằng ngồi ở đây này (chỉ tay về phòng Trạm trưởng) thằng Sơn đấy, nó sẽ hỏi mình là nghỉ mấy hôm, tốt nhất là nghỉ nhiều, nghỉ năm hôm cho bõ xin, ngày xưa xin 50.000 đồng, bây giờ là 100.000 đồng. Đây là xin giấy ốm chứ mình cần gì phải ốm, nó tự nghĩ cho mình một bệnh ốm cơ mà. Cần quái gì ốm, mình viết được mình báo công ty là mình ốm, mình hưởng bảo hiểm. Mình nghỉ có lý do là được" - Người đến mua giấy nghỉ ốm hướng dẫn chúng tôi.

Người này cho biết thêm: "Ở đây là nó cho đấy, cơ to nó mới cho, các Trạm y tế khác, hoặc cơ sở khác không có người đỡ đầu ai dám cho".

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 10.

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 11.

Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, với những hành vi cấp giấy tờ giả, các giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe, hồ sơ bệnh án không đúng quy định của pháp luật về khám chữa bệnh… có thể bị xử lý hình sự theo Điều 359 Bộ luật Hình sự về tội Giả mạo trong công tác.

Tội giả mạo trong công tác là một trong các tội danh thuộc nhóm tội phạm về chức vụ quyền hạn. Người thực hiện hành vi phạm tội là người có chức vụ quyền hạn như các cán bộ nhân viên phòng khám, bệnh viện, những người có chức vụ hoặc có quyền hạn trong việc thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh.

Mức hình phạt thấp nhất của tội danh này là 1 năm tù và mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tùy thuộc vào tính chất của vụ việc và số lượng giấy tờ giả mà người phạm tội đã thực hiện.

Ngoài ra, trong vụ việc này, cơ quan điều tra cũng sẽ xem xét làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (nếu có).

Những hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của tổ chức cá nhân có thể bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Đối với người có chức vụ quyền hạn nhưng vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chức trách nhiệm vụ được giao gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên, có thể bị xử lý hình sự về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng - theo Điều 360 Bộ luật hình sự.

Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ số tiền, tài sản mà các đối tượng đã thu lợi bất chính để kê biên, phong tỏa, thu giữ trả lại cho Nhà nước và người bị hại.

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 12.

Ngày 23/6, Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đã có kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố 8 bị can về hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Họ đã dùng số điện thoại và tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội để mua Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của các đối tượng không rõ lai lịch. Mục đích của việc mua giấy chứng nhận trên là để được nghỉ làm ở công ty nhưng không mất tiền chuyên cần, không mất ngày nghỉ phép năm và được cơ quan BHXH chi trả tiền nghỉ bệnh.

Cũng trong năm 2023, vừa qua, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố 6 bác sỹ, 12 dược sỹ cùng các đối tượng khác vì hành vi làm giả giấy tờ nhằm trục lợi BHXH.

Theo cơ quan chức năng, việc cấp tới vài chục nghìn (!) giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với 6 phòng khám đa khoa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không đúng quy định, với các vi phạm phổ biến như: Người bệnh không đi khám vẫn được cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, bác sĩ không đi làm tại phòng khám nhưng vẫn ký cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, người không bị ốm vẫn được kê chỉ định thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nhằm để trục lợi.

ĐIỀU TRA ĐỘC QUYỀN: Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam – trắng trợn và nghênh ngang - Ảnh 13.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem