Thứ bảy, 18/05/2024

Đề xuất phát hành trái phiếu để huy động vốn từ kiều bào

19/10/2022 10:58 AM (GMT+7)

TP.HCM và cả nước rất cần sự nối kết, cộng hưởng sức mạnh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp kiều bào để tạo dựng nội lực cho doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

Ngày 18-10, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM đã tổ chức hội nghị “Doanh nhân kiều bào đồng hành cùng doanh nghiệp TP – Kết nối để vươn xa” nhân kỷ niệm 18 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10-2004 – 13-10-2022).

Đề xuất phát hành trái phiếu để huy động vốn từ kiều bào - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VÕ THƠ

Tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, cho biết chín tháng năm 2022, đơn vị đã linh hoạt tổ chức 81 hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư trong bối cảnh kiểm soát dịch COVID-19.

Các hoạt động này đã giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh, quảng bá tiềm năng thế mạnh và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp TP.HCM đến các doanh nhân, Việt kiều nước ngoài.

Cùng đó là tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm kết nối cơ hội đầu tư kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc này vừa làm tăng cơ hội để doanh nghiệp các nước đến hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, vừa giúp doanh nghiệp và thương hiệu Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.

Thời gian tới, các hoạt động xúc tiến sẽ thực hiện theo hướng vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Dự kiến, mỗi năm sẽ tổ chức 4-6 phiên chợ hàng Việt; 3-4 hội chợ, hội nghị quốc tế chuyên ngành hàng xuất khẩu; tổ chức tuần lễ hàng tiêu dùng tại TP.HCM...

Đề ra giải pháp trọng dụng doanh nhân kiều bào

Cũng tại hội nghị, Tiến sĩ Lê Hoàng Thế, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, đã đề ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của doanh nhân kiều bào trong đồng hành cùng doanh nhân TP.HCM xây dựng và phát triển TP.

Đề xuất phát hành trái phiếu để huy động vốn từ kiều bào - Ảnh 4.

Tiến sĩ Lê Hoàng Thế, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đề xuất các giải pháp. Ảnh: VÕ THƠ

Theo đó, việc đầu tiên là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác về người Việt Nam ở nước ngoài; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sửa đổi, ban hành Luật Quốc tịch, Luật đất đai… phù hợp với thực tiễn nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân, kiều bào đầu tư kinh doanh.

“TP có thể tiên phong trong chính sách thu hút các nguồn lực để xây dựng và tham gia Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam toàn cầu. Có thể xem xét huy động vốn của kiều bào bằng cách phát hành trái phiếu trong những dự án công như cầu, đường cao tốc, khu công nghiệp…” - TS Thế gợi ý.

Bên cạnh đó, TP cần đầu tư hình thành trung tâm (viện, văn phòng….) liên kết với hội luật sư các nước tư vấn cho doanh nghiệp kiều bào khi ký kết, hợp tác đầu tư, hạn chế thấp nhất những tranh chấp thương mại trong hợp tác đầu tư.

“Trong bối cảnh hiện nay, cần đẩy mạnh kết nối hệ thống doanh nghiệp kiều bào và doanh nghiệp trong nước để xuất khẩu hàng hóa địa phương. Sự gắn kết này sẽ tạo sức mạnh cộng hưởng chung cho nội lực kinh tế Việt Nam phát triển” – TS Thế nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Trần Đức Hiển, Phó Chủ tịch Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cảm ơn các ý kiến đóng góp, đề xuất của các sở, ban ngành và kiều bào cho sự phát triển của TP.

“Các ý kiến đưa ra tại hội nghị là những trăn trở làm sao để đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng một cách nhanh và tiết kiệm nhất. Những đề xuất, ý kiến sẽ được ghi nhận và chuyển đến cơ quan chức năng TP để xem xét” – ông Trần Đức Hiển nói.

Nghiên cứu chế tạo thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Nông sản Việt Nam rất dồi dào nhưng khó xuất khẩu và khó cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Cùng với đó, vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được kiểm soát rất gắt gao nhất là ở các thị trường khó tính.

Ông Bùi Xuân Hoàng (kiều bào Mỹ) bày tỏ trăn trở trước vấn đề xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Ảnh: VÕ THƠ

Để đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nông sản Việt cần nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh vượt quá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép.

Hiện chúng tôi đang nghiên cứu và chế tạo thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ các loại cây của Việt Nam. Hy vọng giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh quá trình đưa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới.

Ông BÙI XUÂN HOÀNG (Henry Bùi - kiều bào Mỹ), Trung tâm phân tích công nghệ cao Hoàn Vũ.

Theo PLO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.