Thứ ba, 14/05/2024

Đề xuất nhiều quy định gỡ vướng các dự án BT đang "trùm mền" tại TP.HCM

13/12/2022 5:03 PM (GMT+7)

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM kiến nghị nhiều giải pháp gỡ vướng cho hàng loạt dự án đang chậm tiến độ do việc sử dụng quỹ đất thanh toán cho hợp đồng BT gặp khó khăn.

Hiện nay, tại TP.HCM nhiều dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) đang dang dở vì vướng mắc trong việc việc dùng quỹ đất thanh toán cho hợp đồng BT. Cụ thể, trong văn bản gửi UBND TP.HCM trình bày bốn vấn đề cấp bách thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường đề xuất cần thực hiện thí điểm tại TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đề cập đến việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án BT.

Theo sở này, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thông qua ngày 18/6/2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, đã dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT (theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 101 của luật).

Đề xuất nhiều quy định gỡ vướng các dự án BT đang "trùm mền" tại TP.HCM - Ảnh 1.

Hàng loạt dự án BT tại TP.HCM đang chậm tiến độ. Ảnh: H.T

Hiện nay, địa bàn TP.HCM vẫn còn nhiều dự án hợp đồng BT đã được thành phố ký kết hợp đồng thực hiện với các nhà đầu tư trúng thầu trước ngày 1/1/2021 (trong hợp đồng đã xác định quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư).

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng, do Luật Đất đai 2013 chưa có quy định về việc Nhà nước thực hiện thu hồi đất để tạo quỹ đất thanh toán và các quy định liên quan đến việc thực hiện giao, thuê quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo phương thức PPP (hợp đồng BT).

Luật Đất đai 2013 chỉ có một số quy định có thể áp dụng như cơ chế Nhà nước thu hồi đất (theo quy định tại khoản 3 Điều 62) đối với quỹ đất thanh toán sử dụng vào mục đích xây dựng khu đô thị mới hoặc khu dân cư nông thôn mới.

Lãnh đạo Sở này đánh giá đối với các trường hợp còn lại như quỹ đất sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ thì không áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất được nên dẫn đến các vướng mắc kéo dài cho đến nay.

Theo đó, về mặt trình tự và thủ tục pháp lý, các chủ đầu tư thực hiện các dự án BT đều đã trải qua quá trình lựa chọn nhà đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để thực hiện dự án. Các quỹ đất dự kiến sử dụng thanh toán cho các nhà đầu tư dự án PPP, hình thức BT trước đây cũng đã được nghiên cứu, thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng thực hiện dự án.

Đề xuất nhiều quy định gỡ vướng các dự án BT đang "trùm mền" tại TP.HCM - Ảnh 3.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất nhiều cơ chế để gỡ vướng cho các dự án BT. Ảnh: H.T

Để gỡ vướng cho các dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất cho phép TP.HCM thí điểm áp dụng các quy định (hai quy định) để giải quyết việc giao, cho thuê đất đối với các quỹ đất đã được chấp thuận chủ trương sử dụng để thanh toán cho các nhà đầu tư dự án đầu tư theo hình thức BT trước đây sẽ góp phần giải quyết được các vướng mắc trong thời gian qua, giải tỏa được tâm lý của các nhà đầu tư đang thực hiện các dự án BT.

Cụ thể, hai quy định đó là: Cho phép thành phố thí điểm thực hiện việc "thu hồi đất để tạo quỹ đất thanh toán cho các dự án đầu tư theo phương thức PPP (hợp đồng BT) do Thủ tướng hoặc HĐND cấp tỉnh chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất''.

Thứ hai, cho phép thành phố được áp dụng "căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" để thực hiện giao, thuê đối với các quỹ đất được chấp thuận chủ trương thanh toán cho các dự án BT trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực. Thời điểm thực hiện giao, thuê các khu đất để thanh toán cho các dự án BT chỉ thực hiện sau khi dự án BT được nghiệm thu và kiểm toán. Giá đất được tính tại thời điểm đã nghiệm thu và kiểm toán.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đánh giá, việc này sẽ tối đa hóa được giá trị quyền sử dụng các khu đất dự kiến sử dụng thanh toán theo tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW, tăng thêm các nguồn thu cho ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách TP nói riêng.

Được biết, địa bàn TP.HCM có 11 dự án BT gồm: Đường dẫn kết nối cầu Phú Mỹ; đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài; cầu Sài Gòn 2; bốn tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc và hoàn thiện đường trục bắc - nam trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cầu Thủ Thiêm 2; đường song hành từ đường Mai Chí Thọ; đường D3 kết nối vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phước; đoạn 3 của đường vành đai 2; hạ tầng nội bộ khu I trong Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc. Riêng dự án cầu đường Bình Tiên, ngày 12/9 vừa qua, UBND TP đã có văn bản chấp thuận chủ trương dừng thực hiện dự án cầu đường Bình Tiên bằng hợp đồng BT theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nguồn cung phân khúc condotel lao dốc kỉ lục

Nguồn cung phân khúc condotel lao dốc kỉ lục

Phân khúc condotel không ghi nhận nguồn cung mở bán mới trong tháng vừa qua. Sức cầu chung thị trường ghi nhận ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.

Tin vui: Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Hiroshima

Tin vui: Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Hiroshima

Đón hè sôi động, hãng hàng không Vietjet tưng bừng khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Hiroshima, đường bay thứ tám của Vietjet giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản và đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Hiroshima.

TP.HCM có mưa lớn bất ngờ giờ tan tầm, thời tiết những ngày tới ra sao?

TP.HCM có mưa lớn bất ngờ giờ tan tầm, thời tiết những ngày tới ra sao?

Sau nhiều ngày không xuất hiện mưa lớn tại TP.HCM, cơn mưa bất ngờ chiều nay khiến nhiều người đi đường phải tấp vội vào lề mặc áo mưa.

TP.HCM đặt mục tiêu đạt 663 HTX đang hoạt động trong năm nay

TP.HCM đặt mục tiêu đạt 663 HTX đang hoạt động trong năm nay

Năm 2024, UBND TP.HCM đặt mục tiêu số lượng HTX đang hoạt động đạt 663 HTX và vận động thành lập mới 30 HTX.

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng với giá 87,73 triệu đồng/lượng

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng với giá 87,73 triệu đồng/lượng

Ngày 14/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đấu thầu thành công 81 lô tương đương 8.100 lượng vàng với 8 thành viên trúng thầu.

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Gần đây, sức mua tại chợ truyền thống đang giảm mạnh vì người tiêu dùng chuyển dần sang mua online. TP.HCM đang có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.