Thứ bảy, 18/05/2024

Đề xuất miễn visa cho “khách sộp” và giới siêu giàu vào Việt Nam

11/03/2023 8:00 AM (GMT+7)

Visa không phải là yếu tố duy nhất nhưng là cánh cửa đầu tiên để khách quốc tế cân nhắc tới Việt Nam du lịch.

Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và nhà quản lý đưa ra tại hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch.

Việt Nam là điểm đến không theo kém các nước trong khu vực về tài nguyên thiên nhiên, di sản vật thể và phi vật thể, khu dự trữ sinh quyển thế giới, những bãi biển đẹp, văn hóa ẩm thực, điểm đến an toàn, thân thiên… Nhưng tại sao trong một thời gian rất dài khách quốc tế lại ngại đến Việt Nam? Chưa kể, Việt Nam mở cửa đầu tiên sau COVID-19 nhưng lại phục hồi chậm nhất? 

Những câu hỏi được TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, đặt ra và trả lời ngay lập tức, đó chính là visa (thị thực nhập cảnh). 

"Visa là yếu tố rất quan trọng và đầu tiên cần được giải quyết mà đã tồn tại lâu dài. Hiện có 13 quốc gia được miễn visa nhập cảnh vào Việt Nam và thời gian lưu trú quá ngắn chỉ 15 ngày. Để tháo gỡ điểm nghẽn, cần phải bắt đầu từ visa, mở thêm nhiều đường bay thẳng. Chính phủ cần lắng nghe và thấu hiểu, tháo gỡ cho ngành kinh tế mũi nhọn, các bộ ngành cũng cần chia sẻ và phải hành động quyết liệt" – TS Phạm Trung Lương nói.

Đề xuất miễn visa cho “khách sộp” và giới siêu giàu vào Việt Nam - Ảnh 1.

Các chuyên gia, doanh nghiệp đều nhận định visa đang là rào cản trong cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam. Ảnh: Hoàng Triều

Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế, tăng đáng kể so với con số khoảng 3,66 triệu lượt khách của năm ngoái. Trong khi đó, Thái Lan đã tăng mục tiêu đón khách từ 20 triệu lượt lên 30 triệu lượt bằng loạt chiến dịch quảng bá, xúc tiến sau khi điều chỉnh chính sách visa thông thoáng. Ngay Campuchia, ông Nguyyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Tập đoàn Vietravel, cũng thông tin điểm đến này đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách tới trong năm nay, bằng với Việt Nam dù giai đoạn trước 2019 họ thua xa du lịch Việt Nam.

"Tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam và tốc độ phục hồi của du lịch cũng được đánh giá rất cao, tại sao chỉ đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách? Chỉ tiêu không cao thì giải pháp thiếu tính đột phá để đạt mục tiêu. 

Trong khi cánh cửa đầu tiên để mời khách quốc tế tới là visa đến giờ vẫn nghẽn. Cửa chỉ mở hé thì rất khó để họ đến nên cần sớm thay đổi cách tiếp cận về visa" – ông Nguyễn Quốc Kỳ phân tích. 

Đề xuất miễn visa cho “khách sộp” và giới siêu giàu vào Việt Nam - Ảnh 2.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, nhận định dù không phải tất cả nguyên nhân du lịch chưa hấp dẫn do visa nhưng visa là một trong những khâu phải tháo gỡ. Đề xuất mở rộng các đối tượng miễn visa và kéo dài thời gian lưu trú vì 15 ngày như hiện nay là quá ít; cấp visa cho khách được ra vào nhiều lần vì doanh nghiệp du lịch có nhu cầu mở tour liên kết, khách có thể đi lại nhiều lần.

Quan trọng, chính sách visa cần ổn định để doanh nghiệp lên kế hoạch dài hạn, tối thiểu là 5 năm thay vì 1-3 năm như hiện nay. Ứng dụng công nghệ cũng là vấn đề then chốt, việc tăng cường áp dụng e-visa là điều rất cần làm về mặt kỹ thuật, cần chuẩn y về quy định, thủ tục... nhằm tạo thuận lợi cho du khách khi xin e-visa thật nhanh chóng.

Vậy cần chính sách visa thế nào để cạnh tranh?

Bà Trần Nguyện, Phó tổng giám đốc Khối Sun World, Tập đoàn Sun Group, cho rằng để trở lại đường đua du lịch sau COVID-19 và để tạo ra lợi thế cạnh tranh, hàng loạt điểm đến đã chủ động tạo đòn bẩy từ chính sách visa. Các nước đã thay đổi rất nhanh. Chúng ta nói quá nhiều trong các diễn đàn, các hội thảo về những điểm nghẽn, đưa ra các giải pháp nhưng vẫn chưa thấy sự thay đổi...

Đề xuất giải pháp cụ thể về visa, TS Lương Hoài Nam kiến nghị cần tăng số nước miễn visa đơn phương, Thái Lan đang miễn visa cho 68 quốc gia, Việt Nam có thể mở ngang Thái Lan, nâng thời gian lưu trú từ 15 ngày lên 30 - 45 ngày. Đặc biệt, cho du khách vào ra nhiều lần. Nếu không có chính sách này, sân bay Long Thành trong tương lai khó thực hiện việc trung chuyển.

Với khách từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ (những thị trường du lịch lớn có đường bay thẳng với Việt Nam), nên sớm có thỏa thuận chính sách visa dài hạn song phương với thời hạn 5 - 10 năm, tương tự visa dài hạn mà một số quốc gia đã và đang cấp cho công dân Việt Nam.

"Toàn bộ khách từ các nước thành viên châu Âu cũng nên miễn hết visa vì đây là đối tượng khách an toàn, văn minh thân thiện. Có thể kéo dài thời hạn các chương trình miễn thị thực đơn phương lên 5 năm để doanh nghiệp yên tâm tiếp thị, xây dựng sản phẩm, giới thiệu, phát triển.

Nghiên cứu miễn visa cho các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam tham gia các sự kiện MICE, du lịch đánh golf (dựa trên danh sách của các đơn vị tổ chức sự kiện MICE, golf); miễn visa cho du khách và phi hành đoàn đến Việt Nam bằng chuyên cơ, máy bay riêng vì mục đích kinh doanh hoặc du lịch. Bởi đây là những nhóm khách "sộp", khách sang. Cần tạo điều kiện đối tượng siêu giàu vào để tăng doanh thu" – ông Lương Hoài Nam nói.

Theo Người Lap động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.