Thứ sáu, 17/05/2024

"Đế chế" nhà Tân Hiệp Phát: Đi lên từ tay trắng, bán trà xanh không độ, Dr Thanh mang về tỷ đô la

11/04/2023 12:59 PM (GMT+7)

Vợ chồng ông Trần Quí Thanh đi lên từ tay trắng xây dựng nên “đế chế” Tân Hiệp Phát. Với những sản phẩm làm nên thương hiệu: trà xanh không độ, trà thảo mộc Dr Thanh, Tân Hiệp Phát được định giá hàng tỷ USD, cạnh tranh với 2 “ông lớn” ngoại Coca-Cola, Pepsi.

Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích vừa bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định tại Khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự. Chiều 10/4, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trần Quí Thanh - Chủ tịch Tân Hiệp Phát và con gái lớn là Trần Uyên Phương.

Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam, sở hữu một loạt nhãn hiệu và được xem là có khả năng cạnh tranh ngang hàng, thậm chí có lợi nhuận vượt cả hai “ông lớn” ngoại là Coca-Cola và Pepsi.

Vợ chồng ông Trần Quí Thanh từ tay trắng xây nên đế chế Tân Hiệp Phát

Tân Hiệp Phát chính thức thành lập từ năm 1994, với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành. Nhà máy thô sơ đầu tiên được vợ chồng ông Trần Quí Thanh gây dựng nằm trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Trả lời báo chí, ông Thanh từng cho biết trong bối cảnh khó khăn của những năm 1979, từ hai bàn tay trắng, vợ chồng ông đã vượt qua những biến cố lớn, để đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên Tân Hiệp Phát.

"Đế chế" nhà Tân Hiệp Phát: Đi lên từ tay trắng, bán trà xanh không độ, Dr Thanh mang về tỷ đô la - Ảnh 1.

Ông Trần Quí Thanh và hai con gái đang điều hành Tân Hiệp Phát: Trần Uyên Phương (trái), Trần Ngọc Bích (phải). Ảnh: THP

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn nước giải khát hàng đầu, và cạnh tranh ngang tầm với các tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới đang có mặt tại Việt Nam.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát đi vào phân khúc sản phẩm nước giải khát được tập đoàn này định nghĩa có lợi cho sức khỏe, hiện tập trung vào 8 dòng chính: Nước tăng lực Number 1, trà xanh không độ, trà thanh nhiệt Dr Thanh, sữa đậu nành Soya Number 1, nước đóng chai Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, Number 1 chanh và dâu, trà sữa Macchiato không độ. 

Có thể thấy, các dòng sản phẩm của Tân Hiệp Phát rất cập nhật xu hướng của thị trường, mà hiểu nôm na là Coca-Cola, Pepsi có gì thì thương hiệu trong nước có sản phẩm tương tự.

Từ 8 dòng sản phẩm chính này, Tân Hiệp Phát đã sản xuất và bán ra trên 20 loại sản phẩm. Ngoài tiêu thụ trong nước, các sản phẩm của tập đoàn đã xuất khẩu sang khoảng 20 nước, như Canada, Hà Lan, Australia, Hàn Quốc, Singapore…

Gần đây, Tân Hiệp Phát chú trọng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại, như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản…

"Đế chế" nhà Tân Hiệp Phát: Đi lên từ tay trắng, bán trà xanh không độ, Dr Thanh mang về tỷ đô la - Ảnh 2.

Nhà máy Tân Hiệp Phát tại Hậu Giang được trang bị công nghệ hiện đại. Ảnh: Phúc Huy

Bà Trần Uyên Phương - con gái ông Trần Quí Thanh, hiện giữ chức Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát, nhiều lần khẳng định Tân Hiệp Phát có thể đi sau những "gã khổng lồ" cùng ngành trên thế giới, nhưng hoàn toàn tự tin về công nghệ sản xuất. Nghĩa là, khi đi sau thì Tân Hiệp Phát luôn đầu tư công nghệ mới nhất theo chuẩn quốc tế để đưa sản phẩm ra thế giới.

Sở hữu nhiều sản phẩm, công nghệ mới, tập đoàn của ông Trần Quí Thanh thời gian qua cũng liên tục mở rộng các nhà máy, nằm tại các vùng miền khác nhau để mở rộng kênh tiêu thụ trong nước. Tập đoàn có 4 nhà máy tại Bình Dương, Hà Nam, Chu Lai và Hậu Giang. Nhà máy Hậu Giang là nhà máy mới nhất, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng. 

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được các công ty nghiên cứu thị trường đánh giá rất tiềm năng cho dòng thức uống không cồn, điều này phù hợp với các dòng sản phẩm mà Tân Hiệp Phát đang tập trung. Nhà máy mới của Tân Hiệp Phát cũng đánh vào thị trường tiềm năng này.

Trà xanh không độ, Dr Thanh mang lại tỷ đô la cho Tân Hiệp Phát

Sản phẩm của Tân Hiệp Phát khá quen thuộc với người Việt, có mặt từ các hệ thống siêu thị cho đến các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa. Dù phát triển nhiều sản phẩm, nhưng 3 sản phẩm quen thuộc và được biết đến nhiều nhất của Tân Hiệp Phát là trà xanh không độ, trà thảo mộc Dr Thanh và nước tăng lực Number 1. 

Hoạt động với mô hình công ty gia đình, chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, vì vậy, các con số tài chính của tập đoàn Tân Hiệp Phát vẫn là một ẩn số. 

"Đế chế" nhà Tân Hiệp Phát: Đi lên từ tay trắng, bán trà xanh không độ, Dr Thanh mang về tỷ đô la - Ảnh 3.

Các dòng sản phẩm chính của Tân Hiệp Phát. Ảnh: THP

Tuy nhiên, bức tranh doanh thu, lợi nhuận của “đế chế” gia đình ông Trần Quí Thanh từng được hé lộ qua một vài tư liệu, cho thấy 3 sản phẩm chính và các sản phẩm vệ tinh luôn mang lại doanh thu và lợi nhuận “khủng” cho Tân Hiệp Phát.

Thông tin đầu tiên tiết lộ doanh thu của Tân Hiệp Phát là khoảng hơn 10 năm trước, khi Tân Hiệp Phát có mặt trong bảng xếp hạng VNR500. Doanh thu năm 2011 của Tân Hiệp Phát khoảng 6.000 tỷ đồng.

Coca-Cola cũng từng đặt vấn đề mua lại Tân Hiệp Phát với giá 2,5 tỷ USD, thông tin được bà Trần Uyên Phương thuật lại trong quyển sách “Competing with giants” (Đứng trên vai người khổng lồ), ra mắt năm 2018. Quyển sách kể về quá trình hình thành và phát triển Tân Hiệp Phát, cũng như thương vụ mà Coca-Cola đề xuất nhưng Tân Hiệp Phát từ chối.

Số liệu kinh doanh gần nhất được tiết lộ là năm 2019: Nhà máy tại Bình Dương của Tân Hiệp Phát ghi nhận doanh thu đạt 5.850 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.554 tỷ đồng; nhà máy Number One Hà Nam ghi nhận doanh thu 1.998 tỷ đồng, lãi thuần đạt 784 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh cụ thể của Tân Hiệp Phát chưa từng được tiết lộ đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho biết “đế chế” của gia đình ông Trần Quí Thanh trong mảng nước giải khát là rất lớn, lợi nhuận vượt cả Coca-Cola và Pepsi.

Bà Trần Uyên Phương từng khẳng định, với những chai nước có giá trên dưới 10.000 đồng, Tân Hiệp Phát cam kết giá trị tập đoàn mang lại sẽ cao hơn giá khách hàng trả cho sản phẩm. Đây cũng được xem là bí quyết giúp Tân Hiệp Phát phát triển sản phẩm và có thêm nhiều khách hàng.

Với đà tăng trưởng nhiều năm qua, ông Thanh tự tin trong chiến lược phát triển tập đoàn, Tân Hiệp Phát sẽ trở thành thương hiệu Việt mang tầm vóc châu Á, doanh thu khoảng 1 tỷ USD vào năm nay (năm 2023) và đạt khoảng 3 tỷ USD vào năm 2030. 

Tuy nhiên, tương lai Tân Hiệp Phát sẽ ra sao vẫn còn chưa có lời giải đáp, khi cả ba người điều hành chính của Tân Hiệp Phát là ông Trần Quí Thanh (tổng giám đốc) và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích với vai trò đồng phó tổng giám đốc, đều bị khởi tố bị can. Riêng ông Thanh và Trần Uyên Phương đã bị tạm giam theo quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01, Bộ Công an).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.