Dạy nghề cho lao động nông thôn ở Lai Châu, học lý thuyết xong thực hành được ngay

Tuấn Hùng Thứ năm, ngày 11/05/2023 08:03 AM (GMT+7)
Dạy nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu thực tiễn đã và đang được các cấp chính quyền huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu triển khai nhiều giải pháp để thực hiện, qua đó góp phần tài cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, từng bước giảm nghèo cho nông dân.
Bình luận 0

Clip: Dạy nghề ở Lai Châu, một giải pháp căn cơ để nông dân thoát nghèo.

Dạy nghề theo nhu cầu thực tiễn

Dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và gắn với nhu cầu thực tiễn nhằm tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân đang được huyện Tam Đường, Lai Châu triển khai đồng bộ, bài bản, hiệu quả.

Chia sẻ với Dân Việt, bà Hoàng Thị Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tam Đường, Lai Châu cho biết: Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được chúng tôi quan tâm thực hiện.

Để công tác dạy nghề mang lại hiệu quả thiết thực, chúng tôi đã tích cực phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và các địa phương trong tỉnh triển khai nhiều giải pháp thực hiện với mục tiêu sát với thực tế và nhu cầu của địa phương.

Nhờ đó đã từng bước nâng cao chất lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho doanh nghiệp và thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lai Châu, một giải pháp căn cơ để giảm nghèo - Ảnh 2.

Qua lớp dạy nghề do huyện Tam Đường, Lai Châu tổ chức anh Tao Văn Nó (bản Đông Pao 1, xã Bản Hon) đã gây dựng được vườn mắc ca, nhờ đó tạo được nguồn thu nhập ổn định, gia đình nhờ đó đã bớt khó khăn. Ảnh Tuấn Hùng

Tham gia lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng cây mắc ca tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tam Đường vào năm 2020, sau thời gian 2 tháng học nghề trở về địa phương, anh Tao Văn Nó, bản Đông Pao 1 (xã Bản Hon, huyện Tam Đường) đã mạnh dạn đầu tư trồng 100 gốc cây mắc ca, hiện diện tích cây mắc ca của gia đình anh đang trong giai đoạn bói quả, phát triển tốt.

Chia với với chúng tôi, anh Nó cho biết: Thông qua lớp học tôi đã nắm bắt được các kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây mắc ca, đến nay cây mắc ca của gia đình đang cho thu hoạch vụ đầu tiên.

Nếu không được tham gia lớp học, quả thật tôi không thể hình dung mình dám trồng mắc ca và không nghĩ mình lại có vườn mắc ca như bây giờ. Hy vọng cây mắc ca sẽ giúp gia đình có thu nhập tốt hơn.

Cũng như gia đình anh Nó, anh Lương Văn Cường, bản Cò Lá (thị trấn Tam Đường huyện Tam Đường, Lai Châu) đã tham gia học lớp Điện dân dụng khóa 1/2022 của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lai Châu, một giải pháp căn cơ để giảm nghèo - Ảnh 3.

Sau hơn 2 tháng được dạy nghề do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tam Đường, Lai Châu tổ chức. Nhiều học sinh đã tự tin tìm việc làm tăng thu nhập cho gia đình và thoát nghèo. Ảnh Tuấn Hùng

Sau hơn 2 tháng học tập, anh đã biết sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống điện sinh hoạt trong gia đình; sửa chữa một số thiết bị điện gia dụng như: nồi cơm điện, bình nóng lạnh… Anh Cường hồ hởi cho biết: Qua lớp học tôi nắm bắt được nhiều kiến thức, bổ ích về nghề điện dân dụng. Giờ có nghề trong tay, tôi tự tin có thể sửa chữa cho khách hàng.

Dạy nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân

Từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tam Đường (Lai Châu) đã khai tổ chức khai giảng được 23 lớp dạy nghề với 690 học viên, đạt 100% chỉ tiêu đề ra.

Trung tâm cũng tổ chức tuyên truyền, tư vấn các đơn hàng cho lao động tại lớp đào tạo nghề được 23 buổi với 690 người tham gia, đạt 100% số lao động tham gia học nghề.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lai Châu, một giải pháp căn cơ để giảm nghèo - Ảnh 4.

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở huyện Tam Đường, Lai Châu đạt nhiều kết quả khả quan, nhiều lao động đã tìm được việc làm, nhiều hộ xây dựng được mô hình kinh tế cho thu nhập ổn định qua đó góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương. Ảnh Tuấn Hùng

Bên cạnh đó, Trung tâm phối hợp với Phòng LĐTB&XH huyện, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu, Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, tổ chức 32 hội nghị  tư vấn, giới thiệu việc làm tại các xã, thị trấn, thu hút được trên 2.000 người tham gia; giải quyết việc làm cho 2.576 lao động tại các khu công nghiệp tại Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình Dương...

Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều học viên thuộc hộ nghèo đã thoát nghèo, vươn lên thành hộ có thu nhập ổn định. Nhiều hộ có mô hình kinh tế phát triển khá ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững của huyện Tam Đường.

Chia sẻ thêm với chúng tôi, bà Hoàng Thị Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tam Đường, Lai Châu cho biết: Công tác đào tạo nghề và hướng nghiệp của huyện Tam Đường đã và đang được triển khai khá hiệu quả.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lai Châu, một giải pháp căn cơ để giảm nghèo - Ảnh 5.

Dạy nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu thực tiễn đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, từng bước xoá đói giảm nghèo. Ảnh Tuấn Hùng

Sau các khoá đào tạo, cơ bản học viên nắt bắt kiễn thức, có kỹ năng lành nghề, nhiều học viên đã tự tin vào nghề nghiệp mình lựa chọn để tìm việc làm. Nhiều học viên thuộc hộ nghèo đã thoát nghèo, vươn lên thành hộ có thu nhập khá.

"Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, gia tăng giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường", bà Thảo hồ hởi chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem