Thứ sáu, 29/03/2024

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia

02/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Những số liệu thống kê gần đây cho thấy, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở nên gần gũi hơn với người dân, đặc biệt là tại vùng nông thôn – chiếm tới 60% dân số cả nước.

Đa dạng lợi ích từ thanh toán không dùng tiền mặt

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thanh toán qua Mobile Banking và Internet Banking tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2015 – 2020.

Theo đó, tổng lượng giao dịch tăng trưởng bình quân 88,9%/năm với Mobile và 42,6% đối với thanh toán qua Internet Banking, với giá trị giao dịch tăng trưởng bình quân lần lươt 150%/năm và 42,4%/năm. 9 tháng đầu năm nay, thanh toán Mobile tăng 76,19% về số lượng và 88,3% về giá trị, trong khi thanh toán qua Internet tăng 51,16% về số lượng và 29,09% về giá trị.

Giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân tài khoản thẻ cá nhân đạt 10,9%. Từ tháng 3/2021 – T9/2021, có tới gần 1,8 triệu tài khoản cá nhân mở bằng eKYC đang hoạt động, với hơn 4,6 triệu giao dịch.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia - Ảnh 1.

Có thẻ ngân hàng thì bà con có thể quẹt qua POS. Ảnh: L.T

Còn theo Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa năm 2021, 85% người tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á chấp nhận một số phương thức thanh toán kỹ thuật số bao gồm thẻ, thẻ không tiếp xúc, thanh toán di động, ví điện tử và thanh toán bằng mã QR. Gần 2/3 người tiêu dùng ở Đông Nam Á (64%) cũng đã cố gắng không dùng tiền mặt, đặc biệt là người tiêu dùng ở Việt Nam (84%), Thái Lan (82%) và Philippines (79%).

Những số liệu này cho thấy, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở nên gần gũi hơn với người dân, đặc biệt là tại vùng nông thôn – chiếm tới 60% dân số cả nước.

Gặp chị Đỗ Phương Hiền – nông dân Thọ Xuân, Thanh Hóa sau những ngày giãn cách xã hội, phóng viên báo NTNN được tận mắt chứng kiến chị Hiền thực hiện quẹt thẻ, chuyển khoản thanh toán hóa đơn mua hàng. 

"Mua mớ rau, lạng thịt ngoài chợ phải dùng đến tiền mặt, còn lại thanh toán tiền phân bón, hàng hóa thiết yếu tại siêu thị hay thanh toán tiền học cho con,… bây giờ tôi đều ưu tiên quẹt thẻ hoặc chuyển khoản bằng Agribank E-Mobile Banking. Tôi không nghĩ rằng, có ngày nông dân như chúng tôi chỉ cần cầm thẻ ngân hàng, hoặc điện thoại thông minh là có thể ra mua hàng dễ dàng vậy", chị Hiền chia sẻ.

Ông chủ của một đại lý vật tư nông nghiệp tại Bình Thuận, anh Võ Thanh Toán bày tỏ vui mừng khi nhiều mùa vụ gần đây không còn phải căng thẳng kiểm đến tiền. "Trước đây bà con nông dân 100% là thanh toán bằng tiền mặt, kiểm đếm, rồi vấn đề tiền giả hay tiền rách vất vả lắm. Nay, nếu có thẻ ngân hàng thì bà con có thể quẹt qua POS, hoặc chuyển khoản bằng điện thoại. Thậm chí bây giờ chỉ cần in mà QR code dán lên tường, bà con chỉ dùng điện thoại thông minh quét mấy giây là xong, không cần nhập số tài khoản. Bản thân tôi cũng tiện cho việc kiểm soát doanh số bán hàng", anh Toán nói.

Bà Trịnh Thị Tường (Nam Định) chia sẻ, từ ngày có nhiều hình thức thanh toán tiền điện, gia đình bà "nhàn" đi rất nhiều, thay vì phải chạy đến các điểm thu tiền xếp hàng và chờ đến lượt đóng tiền, có thể ngồi nhà bấm điện thoại. "Hàng tháng, sau khi nhận được tin nhắn của Điện lực thông báo chỉ số công tơ điện đã sử dụng và số tiền phải thanh toán, thì bất cứ lúc nào rảnh tôi có thể dùng điện thoại để thanh toán tiền điện thông qua các App tiện ích. Như vậy, vừa có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, tránh rủi ro rơi mất tiền trên đường đi thanh toán", bà Tường cho hay.

Cần đẩy mạnh giáo dục tài chính cho người dân

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực – Thành viên tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia, hiện vẫn còn một bộ phận người dân chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng như các hình thức TTDKTM khác, nhất là những người lớn tuổi và ở khu vực vùng sâu vùng xa, kể cả những người đã có tài khoản ngân hàng. Một số người dân có tâm lý e ngại tiếp cận công nghệ mới trong thanh toán điện tử, ngân hàng, sợ rủi ro, không an toàn trong sử dụng dịch vụ TTKDTM. Hơn nữa, trình độ dân trí khu vực nông thôn thấp hơn thành thị khiến cho việc triển khai nội dung và hình thức đào tạo khu vực nông thôn khó khăn hơn.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia - Ảnh 3.

Xuất phát từ nhu cầu tự thân người nông dân mới bỏ đi thói quen chi tiêu bằng tiền mặt. Ảnh: L.T

Theo kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, toàn quốc có khoảng 8,3% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học. Trong đó, ở cấp trung học cơ sở, tỷ lệ đi học của khu vực thành thị cao hơn tỷ lệ đi học của khu vực nông thôn là 3,4%; mức chênh lệch này ở cấp trung học phổ thông là 13%.

"Cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục tài chính cho người dân, giúp người dân hiểu rõ lợi ích của phương tiện TTKDTM. Cần đẩy mạnh tuyên truyền một cách cụ thể hoạt động TTKDTM cho người dân hiểu biết đầy đủ hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp với mình", ông Lực kiến nghị.

Cũng theo ông Lực, phải xuất phát từ nhu cầu tự thân thì người nông dân mới dần từ bỏ đi thói quen và tập quán chi tiêu bằng tiền mặt. Để làm được điều này cần có chiến lược quốc gia phổ cập, nâng cao nhận thức của người dân về tài chính, tăng cường lòng tin khi sử dụng dịch vụ, đào tạo về cách thức sử dụng dịch vụ, bảo mật, tạo thói quen TTKDTM ... qua đó thúc đẩy nhu cầu của người sử dụng.

Chia sẻ với Dân Việt, bà Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các Đề án của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển TTKDTM, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, để thực hiện mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, hoạt động truyền thông giáo dục tài chính luôn được NHNN xác định có vai trò quan trọng. Để thực hiện mục tiêu đó, truyền thông NHNN luôn hướng tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính đặc biệt trong bối cảnh thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Với phương châm lấy người dân là trung tâm, NHNN tập trung cung cấp thông tin về những vấn đề thiết thực mà người dân quan tâm liên quan đến dịch vụ ngân hàng. Các nội dung truyền thông sẽ bao gồm giới thiệu quy trình, thủ tục, các lưu ý trong việc vay vốn ngân hàng; các quy định, sản phẩm, lưu ý khi gửi tiết kiệm; các sản phẩm, dịch vụ thanh toán như mobile banking, internet banking, mobile money, ví điện tử, các kỹ năng để hạn chế các rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật… Các hình thức truyền thông đa dạng, phong phú như các phương tiện truyền thông đa phương tiện, từ báo viết, báo điện tử, cho đến phát thanh, truyền hình, mạng xã hội… Cách thức truyền thông đơn giản hóa tối đa tất cả các thuật ngữ chuyên môn ngân hàng và truyền tải thông điệp một cách đơn giản nhất, dễ hiểu và dễ nhớ nhất, từ đó giúp người dân có thể thực hành theo một cách dễ dàng.

Trong thời gian qua, NHNN đã rất chú trọng và thúc đẩy truyền thông giáo dục tài chính trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, điển hình như các chương trình gameshow hoặc hoạt hình để truyền tải thông điệp, như "Tiền khéo tiền khôn" trên VTV3 hay chương trình "Tay hòm chìa khóa" trên VTV1…

Thời gian tới, NHNN tiếp tục đẩy mạnh truyền thông giáo dục tài chính, đặc biệt hướng đến người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và giới trẻ. Chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp, chương trình cụ thể ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại để lan toả, gia tăng giá trị và hiệu quả truyền thông gắn với việc đánh giá kết quả các chương trình truyền thông. Mục tiêu truyền thông được xác định bằng các chỉ tiêu rõ ràng với hình thức phong phú, sáng tạo, nội dung thân thiện, thiết thực, ý nghĩa, giá trị với xã hội để góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng cộng đồng tài chính tốt đẹp.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.