Thứ ba, 07/05/2024

Đằng sau thỏa thuận ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Google và Apple

02/03/2023 10:22 AM (GMT+7)

Dù sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới, Google vẫn phải trả cho Apple một khoản tiền khổng lồ hàng năm nhằm duy trì ưu thế cạnh tranh.

Đằng sau thỏa thuận ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Google và Apple - Ảnh 1.

Google tốn hàng tỷ USD để duy trì sự có mặt trên các thiết bị của Apple. Ảnh: Shutterstock.

Apple và Google là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Trong khi Apple là công ty có giá trị nhất thế giới, thì Google lại kiểm soát Android, hệ điều hành chiếm ưu thế trên hàng loạt thiết bị khác nhau.

Một số ứng dụng và dịch vụ của Google như Google Search, Google Maps, Gmail, YouTube trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng Google phải trả giá đắt để duy trì cạnh tranh, đặc biệt là ở thị trường Mỹ.

Vì sao Google cần Apple

Khi tìm kiếm thứ gì đó trên Internet, hầu hết chúng ta quen với việc "Google" nó. Hầu như không ai thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định thành Bing hoặc DuckDuckGo. Đó là một trong những nguyên nhân giúp Google chiếm hơn 90% thị phần trên thị trường tìm kiếm toàn cầu, theo số liệu từ StatCounter.

Cho dù bạn sử dụng iPhone, smartphone Samsung hay bất kỳ thương hiệu nào khác, mọi hoạt động duyệt web được thực hiện thông qua Google Search. Điều này giúp công cụ tìm kiếm trở thành sản phẩm hàng đầu của Google, đồng thời làm đòn bẫy cho hoạt động quảng cáo, mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn.

Vì cùng chủ sở hữu, việc Google Search xuất hiện mặc định trên hệ điều hành Android là động thái dễ hiểu. Tuy nhiên, công cụ này cũng có trên trình duyệt Safari trong iPhone, iPad và MacBook.

Không phải ngẫu nhiên hay sự yêu thích khiến cho Apple đưa Google Search vào bên trong hệ sinh thái của họ. Trên thực tế, Google phải trả cho Apple hàng tỷ USD mỗi năm, để duy trì công cụ tìm kiếm mặc định trên tất cả thiết bị mang thương hiệu Táo khuyết.

Năm 2020, The Wall Street Journal ước tính thỏa thuận này rơi vào khoảng 8-12 tỷ USD. Trong khi đó, Forbes cho rằng Google trả cho đối tác gần 15 tỷ USD vào năm 2021, để giữ vị trí công cụ tìm kiếm mặc định. Sang năm ngoái, con số lên đến 18-20 tỷ USD.

Đằng sau thỏa thuận ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Google và Apple - Ảnh 3.

Việc xuất hiện trong hệ sinh thái của Apple cho phép Google tiếp cận hàng trăm triệu người dùng. Ảnh: Gizmodo.

Rõ ràng, đây là một trong những mối quan hệ đối tác lớn nhất trong ngành công nghệ. Google sẵn sàng trả một khoản tiền khổng lồ để duy trì vị thế độc quyền của mình trên thị trường công cụ tìm kiếm.

Lợi thế của Apple

Apple kiểm soát khoảng một nửa thị trường smartphone và tablet ở Bắc Mỹ. Nếu họ chuyển công cụ tìm kiếm mặc định sang Bing, Google lập tức mất đi hàng trăm triệu người dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của hãng.

Cuộc chiến tìm kiếm Google - Bing tiếp tục mang lại lợi ích cho Apple. Gã khổng lồ xứ Cupertino không có công cụ tìm kiếm riêng, nhưng họ vẫn có thể tận dụng sự phát triển của công cụ tìm kiếm AI.

Với sự bùng nổ của các chatbot AI như ChatGPT, Microsoft và Google nỗ lực tích hợp trợ lý AI vào công cụ tìm kiếm của họ, khởi đầu thế hệ tìm kiếm web tiếp theo.

Đằng sau thỏa thuận ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Google và Apple - Ảnh 4.

Việc Bing được tích hợp AI có thể giúp Apple hưởng lợi. Ảnh: Makeuseof.

Theo CEO Satya Nadella, Microsoft không thể đứng yên trước sự phát triển vượt bậc của AI. Họ nhanh chóng tích hợp chatbot trí tuệ nhân tạo vào Bing, khiến Google bất ngờ không kịp trở tay. Apple có thể tận dụng thời điểm người dùng hào hứng với Bing AI, để yêu cầu Google trả nhiều tiền hơn.

Theo một cách nào đó, thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la đóng vai trò như một hiệp ước hòa bình giữa Apple và Google. Tuy nhiên, dường như Google ở vị thế bị động hơn. Nếu Apple tiếp tục kiếm được nhiều tiền bản quyền, họ có thể gia tăng đầu tư vào R&D, và đưa nhiều sản phẩm đến tay người dùng, tiếp tục giữ lợi thế trong thỏa thuận với Google.

Theo Zing


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã một lần nữa khẳng định vị thế của một doanh nghiệp lớn trong ngành và tạo ra ấn tượng sâu sắc với gần 1.700 nông dân và đại lý từ khắp cả nước thông qua giai đoạn 1 chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng 2024".

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Ngày 6/5, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức được công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC).

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án mở rộng dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành (thuộc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) với quy mô 10 làn xe.

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac, thương hiệu xe sang tiêu biểu cho ngành ô tô Mỹ, đang cài số lùi cho kế hoạch phát triển xe thuần điện vì sẽ kéo dài thời gian cho xe lai hybrid giữa động cơ đốt trong và điện.