Chủ nhật, 19/05/2024

Đại gia Thanh Hoá đã bỏ cọc biển số xe 51K-888.88 và 30K-567.89

03/10/2023 8:59 AM (GMT+7)

Hai biển số 51K-888.88 và 30K-567.89 đều được trúng đấu giá trong phiên đầu tiên, nhưng sẽ phải đấu lại, bởi người trúng - "đại gia" Thanh Hóa Hà Xuân Hải đã chính thức bỏ cọc, khi thời hạn 15 ngày đã kết thúc mà không nộp đủ tiền theo quy định.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý III mới diễn ra ngày 2/10 của Bộ Công an, Thiếu tướng Lê Xuân Đức - Phó cục trưởng Cục CSGT cung cấp thông tin, tính đến 23/9, đã có 493 biển số xe đẹp được mang ra đấu, số tiền thu ngân sách nhà nước dự kiến 214 tỷ đồng (nếu người đấu giá không bỏ cọc).

Tính đến hết ngày 30/9, hiện mới chỉ có 76 người thanh toán tiền để lấy biển số trúng đấu giá và có 3 người đã đăng ký xe.

Đáng chú nhất, ở phiên đấu giá biển số xe đầu tiên diễn ra vào ngày 15/9/2023, 11 biển số trúng đấu giá đều được ký xác nhận bởi chủ nhân. Trong số này đã có 5 người nộp đủ tiền, 6 người liên hệ với Cục CSGT để tìm hiểu các bước tiếp theo.

Đại gia Thanh Hoá đã bỏ cọc biển số xe 51K-888.88 và 30K-567.89 - Ảnh 1.

Đại gia Thanh Hoá đã bỏ cọc biển số xe 51K-888.88 và 30K-567.89 - Ảnh 2.

Đại gia Thanh Hoá đã bỏ cọc biển số 51K-888.88 và 30K-567.89.

Đặc biệt, trong 11 biển số đẹp này, chủ nhân trúng đấu giá 2 biển 51K-888.88 và 30K-567.89 là Hà Xuân Hải dù đã ký xác nhận, liên hệ với Cục CSGT để tìm hiểu các bước tiếp theo, nhưng cuối cùng đã không thanh số tiền trúng đấu giá để nhận biển. Tổng trị giá của 2 biển số 51K-888.88 và 30K-567.89 lên đến 45 tỷ đồng.

Về mặt pháp lý, Thiếu tướng Đức cho biết đã có quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người đấu giá tại Nghị quyết 73 và Nghị định số 39.

Theo đó, trong vòng 15 ngày (tức hết 30/9), người trúng đấu giá phải hoàn thành nộp đủ toàn bộ số tiền trúng đấu giá. Số tiền này sẽ được thanh toán theo hình tức chuyển khoản vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an.

Như vậy, đại gia Thanh Hóa - Hà Xuân Hải trúng đấu giá 2 biển số 51K-888.88 và 30K-567.89 đã không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán số tiền còn lại, nên đã mất tổng 80 triệu đồng tiền đặt cọc.

Hai biển biển số 51K-888.88 và 30K-567.89 của ông Hà Xuân Hải nói riêng và những biển số không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sẽ được mang ra đấu giá lại ở những phiên sau, theo thông báo của đơn vị tổ chức là Công ty đấu giá Hợp danh Việt Nam.

Đẩy giá biển số ảo rồi bỏ cọc gây mất thời gian

Hiện nay, ngoài việc mất tiền đặt cọc khi không thanh toán số tiền còn lại để lấy biển số đấu giá, vẫn chưa có chế tài nào xử lý tình trạng này. Quy định của pháp luật chưa có, nhưng việc đẩy giá biển số lên mức cao khiến nhiều người bức xúc.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Hoàng Hải, người tham gia đấu giá cho biết, việc đẩy giá biển số lên quá cao khiến những người có nhu cầu thực sự không thể sở hữu, gây mất thời gian khi phải tổ chức đấu giá lại nhiều lần.

"Tôi nghĩ, cơ quan chức năng cần có biện pháp để tránh tình trạng đẩy giá quá cao những biển số đẹp khiến người có nhu cầu thực sự không mua được. Đặc biệt, với những biển số đẹp ngũ quý cần nâng cao mức tiền đặt cọc lên vài trăm triệu đồng, tránh tình trạng bỏ cọc, hoặc thương mại hoá khi đấu giá để bán lướt", ông Hải nói.

Đại gia Thanh Hoá đã bỏ cọc biển số xe 51K-888.88 và 30K-567.89 - Ảnh 3.

Giá biển số đẹp tăng lên cao hơn nhiều khi đấu giá và định danh biển số. Ảnh: Khải Phạm.

Cùng quan điểm, người tham gia đấu giá khác là anh Vương Tất Trường cho biết, trước khi có luật định danh biển số và đấu giá, những biển số ngũ quý tại Hà Nội có giá khoảng 2-3 tỷ đồng, nhưng khi đấu giá đã tăng gấp nhiều lần.

Đơn cử, biển số 30K-555.55 có giá đắt hơn 10 lần khi trúng đấu giá 14 tỷ đồng, trong khi đó biển tương tự 30F-555.55 mà anh Trường sở hữu có giá chỉ khoảng hơn 2 tỷ đồng, đã bao gồm chiếc Hyundai Santa Fe.

"Tôi đang sở hữu 4-5 biển số đẹp ngũ quỹ, giá trị trước khi đấu giá cao nhất khoảng 2 tỷ đồng, nhưng ở phiên đấu giá đầu tiên, biển 30K-555.55 đã có mức giá quá cao gấp hơn 10 lần, nên tôi nhường đam mê cho những người khác có đủ điều kiện", anh Trường nói.

Trong phiên đấu giá đầu tiên, anh Trường dự đoán biển số 51K-888.88 có giá khoảng 20 tỷ đồng, nhưng thực tế đại gia Thanh Hoá đã trả đến 32,34 tỷ đồng. Tuy nhiên, cuối cùng người này lại "bỏ" không thanh toán khiến những người đấu giá như anh Trường mất thời gian.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

TP.HCM sắp có chương trình khuyến mãi tới 100% kéo dài trong suốt 3 tháng hè. Ngoài sản phẩm hàng hóa, thời trang, năm nay, các tour du lịch cũng sẽ nằm trong chương trình khuyến mãi phục vụ người dân, du khách.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...

Làm gì để khơi thông thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng?

Làm gì để khơi thông thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng?

Các bộ, ngành đang gấp rút xây dựng và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở. Những chính sách được tháo gỡ, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của địa phương sẽ là tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS thời gian tới