Cựu Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai Võ Khắc Hiển nhập viện, hoãn phiên xử sơ thẩm

Quốc Hải Thứ tư, ngày 25/10/2023 10:06 AM (GMT+7)
Phiên tòa xét xử ông Trần Quốc Tuấn, cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai, cùng ông Võ Khắc Hiển (cựu Phó Giám đốc, kiêm Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai) sáng 25/10 đã bị hoãn, do ông Hiển bị bệnh phải nhập viện.
Bình luận 0
Bị cáo Võ Khắc Hiển nhập viện, phiên tòa xét xử cựu lãnh đạo NHNN tỉnh Đồng Nai bị hoãn - Ảnh 1.

Hai cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai bị cáo buộc về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", theo quy định tại Khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự, đã gây thiệt hại hơn 1.350 tỷ đồng.

Sáng nay (25/10), theo dự kiến Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 159/2023/HS-ST ngày 1/8/2023 đối với bị cáo Trần Quốc Tuấn và Võ Khắc Hiển.

Hai bị cáo trên bị Viện Kểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", theo quy định tại Khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa Trần Nam Phương cho biết, luật sư Hoàng Như Vĩnh và luật sư Nguyễn Huy Hợi đã có đơn xin hoãn phiên tòa thay cho bị cáo Võ Khắc Hiển, vì lý do bị bệnh, phải nhập viện.

Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự với 2 bị cáo Trần Quốc Tuấn và Võ Khắc Hiển.

Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa xét xử vụ án sẽ được ấn định và thông báo sau.

Bị cáo Võ Khắc Hiển nhập viện, phiên tòa xét xử cựu lãnh đạo NHNN tỉnh Đồng Nai bị hoãn - Ảnh 3.

Lãnh đạo một số quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phải hầu tòa hồi năm 2019. Ảnh: Báo Đồng Nai

Như Dân Việt đã đưa tin, theo cáo trạng, từ năm 2006 đến 2017, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã cấp phép thành lập 6 Quỹ tín dụng nhân dân, gồm: Thanh Bình, Tân Tiến, Dầu Giây, Quảng Tiến, Thái Bình và Gia Kiệm.

Cáo trạng xác định, ông Trần Quốc Tuấn và ông Võ Khắc Hiền đã không thực hiện hết trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của 6 quỹ tín dụng trên, để xảy ra hàng loạt sai phạm.

Các sai phạm được xác định như huy động tiền gửi với lãi suất cao, chi trả lãi suất ngoài hợp đồng trái quy định; lập các báo cáo kiểm soát định kỳ sai sự thật; lập hai hệ thống sổ sách kế toán, để ngoài phần lớn vốn huy động tiền gửi của khách hàng; làm giả hồ sơ vay vốn, nâng khống hạn mức cho vay; lấy tiền huy động của khách hàng đem gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại đứng tên cá nhân, với mục đích rút tiền ra khỏi các tổ chức tín dụng... dẫn tới gây thiệt hại hơn 1.350 tỷ đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem