Thứ sáu, 17/05/2024

Cuộc chinh phục đất của Hai Phong

10/02/2024 1:00 PM (GMT+7)

Sau nhiều lần hẹn, cuối cùng vào một ngày cuối năm, chúng tôi cũng có dịp trò chuyện với ông Hai Phong về những chuyến đi làm cho đất khỏe mà ông đang miệt mài theo đuổi suốt mấy năm qua.

Cuộc chinh phục đất của Hai Phong- Ảnh 1.

Ông Lê Quốc Phong (bên trái) tại mô hình lúa áp dụng kỹ thuật mới ở Kiên Giang. Ảnh: Quang Sung

Trong những chuyến đi ấy chúng tôi cũng tham dự nhiều lần. Có đi mới thấy, dân miền Tây khoái ông Hai Phong (Lê Quốc Phong, Chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất và kinh doanh phân bón Bình Điền II, thương hiệu 2Phong) từ kiểu "tri kỷ nhà nông" đến cách làm "hai bên cùng có lợi", và cách nhậu "chìm xuồng tại bến".

Lần gặp này thấy ông khỏe khoắn hẳn ra. Cái chính là sự thành công sau một năm "lên bờ xuống ruộng" cùng bà con nông dân. "Mấy năm qua, ngành phân bón gặp nhiều khó khăn, nhưng hiện tôi thấy tình hình kinh doanh, sản xuất đang sáng sủa. Như năm nay đỡ lắm, sản phẩm của công ty bán ra so với 2022 vượt nhiều, tăng gấp đôi. Đặc biệt, với dòng sản phẩm phân bón thế hệ mới, từng bước bà con nông dân đã chấp nhận", ông Hai Phong mở đầu câu chuyện.

TGTT: Nghe nói dòng sản phẩm phân bón thế hệ mới này khiến ông lao tâm, khổ tứ?

Nói chung, quan điểm của công ty là tạo ra giá trị cho xã hội. Từ đây, công ty có hướng đi riêng, đi vào những sản phẩm trong nước chưa ai làm, có làm cũng rất ít. Chính mình chọn đi theo cái mới nên gặp nhiều khó khăn và đấy cũng là thể hiện bàn lĩnh của mình. Tuy nhiên, đây là cách đi riêng của công ty, chủ đích là xây dựng các nhà phân phối tầm trung, trẻ. Nếu họ năng động, khao khát làm kinh tế thì sẽ phát triển rất nhanh. Thực tế là hiện nay các đại lý này phát triển tốt với tiềm lực mạnh và cách làm khác hiệu quả. Hiện, dòng phân bón thế hệ mới dành cho cây ăn trái có các sản phẩm, như mạnh chồi, khỏe cây và ngọt trái; cây lúa có lá xanh, chắc hạt. Khu vực nào bà con nông dân xài dòng phân bón mới rồi thì rất thích.

TGTT: Từ đâu khiến ông nghĩ ra được dòng sản phẩm phân bón mới này?

Thực tế, hiện nay sự hấp thụ phân bón của đất phục vụ cây trồng ít, như đạm 40% do bốc hơi; lân, kali 50-60% do bị rửa trôi, cố định trong đất… Vấn đề đặt ra là cây trồng phải hấp thụ triệt để những chất dinh dưỡng. Đất khỏe, cây sẽ khỏe. Từ đó, tôi nghĩ làm sao phải phá vỡ các thành phần dinh dưỡng đang cố định trong đất để cung cấp cho cây trồng. Đây là gốc rễ của ý tưởng sản xuất sản phẩm phân bón thế hệ mới mà công ty đang sản xuất, phân phối hiện nay.

Để cho ra dòng sản phẩm phân bón mới đem lại giá trị xã hội, tôi đã mất nhiều đêm suy tư. Muốn đất xốp thì phải đưa hữu cơ vào, thêm các hoạt chất để kích thích vi sinh vật trong đất phát triển, làm đất tơi xốp thì khi bón phân rễ cây dễ dàng hấp thụ phân bón. Từ chỗ đất khỏe, cây trồng mới khỏe. Hoạt chất Eco – Nanomix trong phân đã phá vỡ các chất cố định trong đất, giúp lúa hấp thụ chất dinh dưỡng có sẵn trong đất. Bà con nông dân chỉ bón phân này 2 lần/vụ, giảm được khoảng 40% lượng phân bón so với việc trồng lúa trước đây, lúa ít sâu bệnh. Đặc biệt, việc sử dụng dòng phân bón này sẽ tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính.

Cuộc chinh phục đất của Hai Phong- Ảnh 2.

Ông Lê Quốc Phong, Chủ tịch HĐQT Công ty CP sản xuất và kinh doanh phân bón Bình Điền II, thương hiệu 2Phong. Ảnh: Quang Sung

 

TGTT: Bằng cách nào ông có thể thuyết phục bà con nông dân chịu nghe ông sử dụng dòng phân bón mới, nhất là giảm lượng phân, thuốc gần như tối thiểu?

Với dòng sản phẩm phân bón mới này việc thay đổi tập quán bà con nông dân trồng lúa trước đây không phải một sớm một chiều, cực công lắm. Ví như, một vụ lúa phải bón 4 - 5 lần phân, thì giờ nếu sử dụng phân bón thế hệ mới thương hiệu 2Phong chỉ bón 2 lần, và thậm chí 1 lần/vụ. Hay như, xài phân này chỉ phun 2 - 3 lần thuốc trừ sâu/vụ, trong khi bình thường nông dân xài 7 - 8 lần phun thuốc/vụ lúa.

Ông Hai Nhẫn (Võ Văn Nhẫn, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) có đến 60 ha đất lúa. Dù là bạn bè thân quen nhưng bảo ông chuyển sang sử dụng phân bón thế hệ mới, ông Nhẫn chần chừ chỉ muốn làm thử vài hecta đất với lý do đang dùng phân của công ty quá tốt. Tuy nhiên, khi nghe tôi nói "đã tốt thì phải tốt hơn" và cam kết nếu thất bại sẽ được đền bù, cuối cùng ông cũng bị thuyết phục làm hết 60 hecta đất lúa vụ 3. Vụ lúa ấy, ông Nhẫn thắng to với năng suất và giá lúa cao.

Một trường hợp nữa cũng khá thú vị. Ca này là ca khó thuyết phục sử dụng dòng phân bón mới cho cây trồng. Lần ấy, tôi đề nghị ông Hành (ông Trần Văn Hành, thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), một "phù thủy" nổi tiếng với bí quyết chăm sóc cây vải thiều ra hoa, đậu quả ngay trên thân cây sử dụng phân bón thế hệ mới. Ông Hành nhất quyết không chịu làm mô hình, cũng như không sử dụng phân của tôi. Tôi nghĩ ra một cách phải làm cho ổng thấy hiệu quả của dòng phân bón mới bằng cách mua nhiều cây vải trong vườn của ổng rồi mang phân của công ty đến bón. Ngay vụ đầu tiên cây vải cho trái to, bóng đẹp, năng suất cao, ông Hành mê tít… Và tới nay, ông Hành đã sử dụng dòng phân bón này được 3 năm.

Thường khi đi thuyết phục nông dân sử dụng dòng phân bón thế hệ mới, tôi chọn nông dân đang sử dụng phân của công ty. Tôi đặt vấn đề, công ty có loại phân bón mới hiệu quả, năng suất tốt, giảm nhiều chi phí phân, thuốc đầu tư so với bộ phân bón cũ, bà con nên dùng. Tất nhiên, lúc đầu bà con chần chừ, do một phần đã sử dụng phân bón đang cho năng suất tốt, một phần e ngại thất bại. Nhưng sau đó cũng bị thuyết phục do tôi cam kết nếu thất bại công ty đền, nhưng nếu thành công thì mời tôi "nhậu"! (cười).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Sau 1 tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, đã có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè. Tổng số phí dự kiến (tạm tính khi người dân đăng ký) là 431.170.500 đồng.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.