Chủ nhật, 19/05/2024

Cuộc chiến giá hàng công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng

12/06/2023 5:36 AM (GMT+7)

Các nhà bán lẻ đua nhau giảm giá để giành giựt thị phần. Để bù đắp vào mức giá giảm này, nhà bán lẻ phải cắt bỏ hàng loạt các ưu đãi khác mà lâu nay họ giành cho khách hàng.

"Cuộc chiến" giá hiện nay được khởi đầu bởi nhà bán lẻ lớn nhất thị trường, vốn có thị phần trên 60% vốn luôn duy trì chính sách giá bán lãi gộp cao.

Để thực hiện "cuộc chiến" giá, các nhà bán lẻ phải cắt giảm chi phí vận hành, trong đó rõ ràng nhất là tiến hành cắt giảm nhân sự, cắt giảm giờ công của nhân viên. Điều này dẫn tới chất lượng phục vụ khách hàng giảm không thể duy trì như trước đây nữa. Thêm nữa, các lương thưởng phục vụ cũng bị cắt bỏ để tập trung cho "cuộc chiến" giá.

Theo giới kinh doanh nhận xét Thế Giới Di Động với sức mạnh độc quyền, thị phần lớn, họ đã ký kết với hầu hết các hãng, nhà phân phối các mẫu sản phẩm độc quyền ở hầu hết các phân khúc giá. Với các sản phẩm này người tiêu dùng sẽ không có lựa chọn nào khác phải mua hàng với giá độc quyền của nhà bán lẻ.

Cuộc chiến giá hàng công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng - Ảnh 1.

Khách hưởng lợi từ việc giảm giá nhưng lại chịu thiệt về dịch vụ

Theo ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS, "cuộc chiến" giá này làm cho toàn bộ các nhà bán lẻ khác gặp khó khăn và dẫn tới sự giảm sút về chất lượng phục vụ của cả thị trường để có thể giảm chi phí. Về lâu dài, cuộc chiến giá dẫn tới toàn bộ các nhà bán lẻ cũng như các hãng, nhà phân phối không còn lợi nhuận để có thể tiếp tục đầu tư nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng.

Về quy mô lớn hơn, "cuộc chiến" giá dẫn tới lợi nhuận ngành bị mất đi, người lao động trong toàn ngành bị sụt giảm thu nhập góp phần vào việc tiếp tục làm giảm sức mua. Đôi khi, người bán giảm giá để cạnh tranh và cắt bớt chất lượng sản phẩm hay các dịch vụ khác, nhất là dịch vụ hậu mãi để bù vào, làm cho giá trị dành cho khách hàng thấp xuống, dẫn đến mất sức cạnh tranh và mất khách. Hóa ra, mục đích của giảm giá là để cạnh tranh, nhưng tác dụng lại ngược lại là làm giảm sức cạnh tranh, do giá trị nhận được của khách hàng giảm xuống.

"Cạnh tranh bằng giảm giá là con dao hai lưỡi và không bao giờ bền vững. Nó có thể làm hại chính doanh nghiệp nếu bị lạm dụng và làm giảm giá trị dành cho khách hàng. Khi cạnh tranh lâu dài về giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các đại lý nói riêng và cả thị trường nói chung. Mức giá của sản phẩm sẽ bị đẩy xuống thấp hơn cả giá nhập, khiến các đại lý buộc cắt bớt chi phí, cắt giảm nhân sự để gồng lỗ từ việc xả hàng tồn" - bà Phùng Phương, đại diện Di Động Việt cho biết.

Còn theo ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Khối Viễn thông Di động, hệ thống FPT Shop & F.Studio by FPT, "cuộc chiến" giá chắc chắn ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của hệ thống trong ngắn hạn, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi khách hàng đã tin tưởng và luôn đồng hành thì FPT Shop luôn duy trì mức giá cạnh tranh nhất tại mỗi thời điểm. Việc này sẽ trở lại điểm cân bằng trong dài hạn, để cả nhà bán lẻ và khách hàng đều cùng được hưởng lợi khi nhà bán lẻ bán hàng có lợi nhuận nhằm duy trì hoạt động kinh doanh trong khi khách hàng sẽ nhận được không chỉ sản phẩm tốt mà còn dịch vụ, chính sách tốt đi kèm với sản phẩm khi nhà bán lẻ đầu tư vào hoạt động này.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.