Thứ hai, 06/05/2024

CPI tháng 1 tăng mạnh vì Tết Nguyên đán

29/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 đã tăng 0,52% so với tháng trước và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2022, lạm phát cơ bản trong tháng cũng tăng 5,21%.




CPI tháng 1 tăng mạnh vì Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Nhu cầu mua sắm dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân khiến CPI tháng 1 tăng cao. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 với mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2022. Theo đơn vị này, Tết Nguyên đán Quý Mão đã đẩy nhu cầu mua sắm của người dân lên cao, giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết. Do đó, so với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 1 đã tăng 4,89%, trong khi lạm phát cơ bản tăng 5,21%.

Cùng với đó, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới và điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường từ ngày 1/1 cũng là những yếu tố khiến CPI tháng 1 tăng 0,52% so với tháng trước.

Theo cơ quan thống kê, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng trong tháng 1; 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm hàng (bưu chính viễn thông) giữ giá ổn định.

Cụ thể, ở nhóm hàng hóa, dịch vụ gia tăng, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất (+1,39%), làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm. Chủ yếu do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 1/1, 3/1 và 11/1 theo giá nhiên liệu thế giới và điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết 30/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm cho giá xăng tăng 2,31%.

Cũng tại nhóm này, giá dầu diezen giảm 2,15%. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm phụ tùng tháng 1 cũng tăng 0,48%; dịch vụ khác đối với phương tiện vận tải cá nhân tăng 0,56%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 8,81%.

%TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM CPI THÁNG 1 GIAI ĐOẠN 2019-2023Nguồn: Tổng cục Thống kê.2019202020212022202301234567

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,12% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng trong dịp Tết khiến giá rượu bia tăng 1,66%; thuốc hút tăng 0,71%; đồ uống không cồn tăng 0,49%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,82%, tác động làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm. Trong đó, lương thực tăng 0,89% (làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 0,95% (làm CPI chung tăng 0,2 điểm phần trăm) và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,46% (làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm).

Tương tự, các nhóm hàng hóa, dịch vụ ghi nhận giá cả tăng trong tháng đầu năm 2023 là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,62% do nhu cầu mua sắm quần áo dịp Tết Nguyên đán Quý Mão tăng; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,7%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,42%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,36%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%.

Trong khi đó, 2 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm giáo dục giảm 0,15% (làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm). Trong đó, dịch vụ giáo dục giảm 0,2% với nguyên nhân chủ yếu do ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165 yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm 2022-2023 như năm 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ người dân nên một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,12% do giá gas giảm 4,69%, giá dầu hỏa giảm 2,12% và giá nước sinh hoạt giảm 0,35%. Ngược lại, giá điện sinh hoạt tăng 0,08% do nhu cầu dùng điện để sưởi ấm tăng khi thời tiết chuyển lạnh, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,23%, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,9% do nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng nhà ở tăng vào dịp Tết Nguyên đán.

Nhóm hàng hóa, dịch vụ duy nhất giữ giá ổn định trong tháng 1 là bưu chính viễn thông.

Theo cơ quan thống kê, lạm phát cơ bản tháng 1 đã tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (+4,89%) chủ yếu do giá gas và giá dịch vụ giáo dục giảm là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ này lại thuộc nhóm được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Cũng theo ghi nhận của Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 20/1, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.885 USD/ounce, tăng 4,32% so với tháng 12/2022 do thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lên khoảng 5-5,25% trong năm 2023 và sau đó sẽ được giảm dần. Đây cũng dự báo là yếu tố khiến USD giảm và vàng tăng lên.

Ngoài ra, nhu cầu tìm đến vàng trong năm nay dự báo cao hơn do nhà đầu tư lo ngại kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Trong nước, nhu cầu mua sắm vàng trước Tết Nguyên đán tăng làm chỉ số giá vàng tháng 1 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.