Thứ sáu, 17/05/2024

CPI tăng 3,66%: Việt Nam thuộc nhóm kiểm soát tốt lạm phát

29/09/2023 7:30 PM (GMT+7)

Với mục tiêu dài hạn, nhiều quốc gia có mức lạm phát hiện tại vẫn ở mức cao. Trong khi đó, VN tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng Chín tăng 3,66% so với tháng 9/2022.

Ngày 29/9, báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của Tổng cục Thống kê công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín tăng 1,08%, trong đó khu vực thành thị tăng 1,25%, nông thôn tăng 0,89%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,23%.

Tính chung, chỉ số giá tiêu dùng quý 3 tăng 2,89% so với cùng kỳ và bình quân 9 tháng CPI tăng 3,16% so năm 2022.

Kiểm soát lạm phát tốt

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) chỉ ra trong 9 tháng, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục chịu tác động bởi diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng. Tiêu chuẩn thương mại toàn cầu và hàng rào bảo hộ gia tăng trong khi tiêu dùng còn yếu ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, cung cầu và giá cả. Lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao so với mục tiêu dài hạn của nhiều quốc gia.

Trong nước, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm, giá sản xuất tăng giảm đan xen. Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý 3 và 9 tháng có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số giá sản xuất công nghiệp, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất và chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm.

Cụ thể hơn, bà Oanh cho biết thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Xung đột quân sự Nga-Ukraina vẫn tiếp diễn, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt. Nhiều quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu suy yếu. Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn đối mặt với tăng trưởng thấp, thị trường tài chính tiền tệ và bất động sản tại một số nước tiềm ẩn nhiều rủi ro.

CPI tăng 3,66%: Việt Nam thuộc nhóm kiểm soát tốt lạm phát - Ảnh 1.

Thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá hàng hóa tăng giảm đan xen. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Mặt khác, tình trạng thời tiết cực đoan tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ, thiên tai ở các quốc gia làm cho sản xuất lương thực mất cân đối. Lạm phát toàn cầu từ đầu năm đến nay cũng có xu hướng giảm dần, sau thời gian các nước đồng loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cùng với giá năng lượng giảm.

Tuy nhiên, so với mục tiêu dài hạn, bà Oanh đánh giá mức lạm phát hiện tại vẫn ở mức cao đối với nhiều quốc gia. Số liệu từ Tổng cục Thống kê chỉ ra lạm phát trong tháng Tám tại khu vực đồng Euro tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát của Mỹ tăng 3,7%. Tại châu Á, lạm phát của Lào tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước, Philiphine tăng 5,3%, Hàn Quốc tăng 3,4%, Indonesia tăng 3,3%, Thái Lan tăng 0,9%, Trung Quốc tăng 0,1%.

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng 9/2023 tăng 3,66% so với tháng 9/2022.

Ngoài ra, bà Oanh nhấn mạnh các nhân tố địa chính trị, kinh tế tạo sức ép khác nhau lên giá dầu trong từ đầu năm đến nay, như nguồn cung xăng dầu thắt chặt sau khi Saudi Arabia và Nga gia hạn cắt giảm sản lượng, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) tiếp tục giảm sản lượng khai thác. Trong khi đó, triển vọng kinh tế Mỹ và Trung Quốc khả quan hơn và dự trữ dầu mỏ trên toàn cầu có xu hướng giảm.

Lạm phát cơ bản tăng 4,49%

Trong nước, bà Oanh cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Theo đó, nhiều giải pháp được tích cực triển khai, như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất; hỗ trợ doanh nghiệp, gia hạn visa cho khách du lịch. Đặc biệt là các chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Nhờ vậy, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá hàng hóa tăng giảm đan xen. Bình quân 9 tháng, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm 2022 và lạm phát cơ bản tăng 4,49%.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê chỉ ra một số yếu tố làm tăng CPI trong 9 tháng như: Chỉ số giá nhóm vé máy bay bình quân tăng 71,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá nhiên liệu bay ở mức cao, tỷ giá, lãi suất đều tăng khiến chi phí của các hãng tăng. Cùng với đó, nhu cầu đi lại tăng cao, đặc biệt trong dịp Lễ, Tết, nghỉ Hè đã tác động đến giá vận tải hàng không; giá vé tàu hỏa tăng 31,2%, giá vé ôtô khách tăng 8,3%.

Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, tác động làm CPI chung tăng 0,45 điểm phần trăm.

Trên thị trường, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tác động làm CPI chung tăng 1,27 điểm phần trăm, do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao.

Về đời sống sinh hoạt hàng ngày, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 4,9% tác động làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 2,8%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong các dịp Lễ, Tết, tác động làm CPI chung tăng 0,6 điểm phần trăm. Thêm vào đó, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 4,2%, tác động làm CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm do nhu cầu sử dụng điện tăng và từ ngày 4/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tăng 3%.

Ngoài ra, chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI tăng 0,15 điểm phần trăm, chủ yếu do từ tháng Bảy, dịch vụ bảo hiểm y tế tăng theo mức lương cơ sở mới.

Bà Oanh cho biết lạm phát cơ bản tháng Chín tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng, lạm phát cơ bản tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,16%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 9 tháng điều chỉnh giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước, giá dầu hỏa giảm 11,3%, giá gas giảm 10,2% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

TTXVN

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.