Thứ sáu, 17/05/2024

Công ty Bình Minh "xin không tiếp tục thực hiện dự án", không có cụm từ “bỏ cọc đấu giá đất"

10/02/2022 9:00 AM (GMT+7)

Cục Thuế TP.HCM cho biết, văn bản mà Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh (Công ty Bình Minh) gửi đến có nội dung "xin không tiếp tục thực hiện dự án đã trúng đấu giá lô đất Thủ Thiêm”, không có cụm từ “bỏ cọc".


Công ty Bình Minh "xin không tiếp tục thực hiện dự án", không có cụm từ “bỏ cọc đấu giá đất"
 - Ảnh 1.

Lô đất 3-9 mà Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh xin "không tiếp tục thực hiện dự án" - Ảnh: Quang Duy.

Cụ thể, theo đại diện Cục Thuế TP.HCM, văn bản do Công ty Bình Minh gửi đến cơ quan thuế vào ngày 8/2 nêu chưa rõ ràng.

Theo đó, văn bản của công ty này đề cập nội dung "xin không tiếp tục thực hiện dự án trên lô đất trúng đấu giá tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm". Đồng thời, Công ty Bình Minh cũng nêu sẽ chấp hành đúng quy chế đấu giá đất, không có cụm từ "xin bỏ cọc đấu giá đất".

"Tại thời điểm này, cơ quan thuế chưa nhận được thêm thông tin nào liên quan đến việc thực hiện quy chế trúng đấu giá đất và việc nộp tiền sử dụng đất từ Công ty Bình Minh, lẫn các công ty trúng đấu giá đất còn lại", đại diện Cục thuế TP.HCM cho biết thêm.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, ngoài Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) có văn bản xin bỏ cọc, thì chỉ có Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bình Minh là đơn vị thứ hai xin "không tiếp tục thực hiện dự án trên lô đất trúng đấu giá ở Thủ Thiêm" nhưng không có cụm từ "xin bỏ cọc đấu giá đất".

Liên quan đến việc này, chuyên gia kinh tế - Luật sư Lê Bá Thường, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, câu chuyện "không bỏ cọc" và "xin không thực hiện dự án" thực ra chỉ là danh từ thôi.

"Theo Luật Đấu thầu, nếu dùng từ 'bỏ cọc' thì đã vi phạm luật; còn xin 'không thực hiện dự án' lại có thể suy ra một cách khác. Có nghĩa, cả hai cụm từ trên đều giống nhau ở chỗ xin dừng dự án lại hết, nhưng cụm từ 'bỏ cọc" thì có thể là giai đoạn đầu, DN chưa đi vào thực hiện, chưa làm gì cả.

Còn "xin không tiếp tục thực hiện dự án" có thể suy ra là DN đã vô đặt cọc, vô thực hiện dự án rồi, có thể kéo dài 50% giai đoạn, nhưng cuối cùng tài chính không đủ, hoặc vì lý do nào khác nên xin dừng lại" – Luật sư Lê Bá Thường lý giải.

Công ty Bình Minh "xin không tiếp tục thực hiện dự án", không có cụm từ “bỏ cọc đấu giá đất"
 - Ảnh 3.

Chuyên gia kinh tế - Luật sư Lê Bá Thường, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM - Ảnh: NVCC.

"Tóm lại, có thể DN này chơi chữ 'không tiếp tục thực hiện dự án' để cho hay một chút xíu, cho mọi người nhìn vô có thiện cảm. Kế đến là  cụm từ này có thể cho thấy DN này đã qua giai đoạn đặt cọc rồi, vì cụm từ 'bỏ cọc' lâu nay… tai tiếng quá. Còn về mặt ý nghĩa hai cụm từ này đều giống nhau, đều dừng lại dự án. Và mục đích chính của các DN lúc này là PR", luật sư Lê Bá Thường diễn giải.

  • Liệu có phải là PR ngược, gây phản cảm và có thể vụ việc này sẽ "mất nhiều hơn được" hay không?
    Trả lời vấn đề này, chuyên gia kinh tế - Luật sư Lê Bá Thường cho hay, có thể DN trúng thầu lấy cơ hội này để đánh bóng tên tuổi, từ đó có thể kêu gọi góp vốn để thực hiện dự án khác. Kế đến, việc này cũng góp phần làm tăng hồ sơ năng lực cho DN.

"Việc đấu thầu rất quan trọng, khi thắng thầu ở một cuộc đấu giá này sẽ làm tăng hồ sơ năng lực cho DN. Bởi không dễ để vượt qua các đối thủ khác để thắng thầu ở cuộc đấu giá này, phải có năng lực hay có mối quan hệ nào đó mới thắng đấu giá được… 

Còn ngay tại ngày đấu thầu, chắc chắn các DN đã dư sức biết được tiềm lực tài chính của mình có thực hiện dự án được hay không? Mức giá này có trên trời hay không? Có thể họ biết hết nhưng vì sao vẫn làm? Đó là những vấn đề cần phải được lý giải", luật sư Thường nói.





Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.