Thứ hai, 20/05/2024

Côn trùng xanh như lá trở thành đặc sản

02/05/2022 6:00 PM (GMT+7)

Loại côn trùng này có màu xanh như lá cây và được dân nhậu cực kỳ yêu thích.


Được coi là đặc sản của núi rừng Tây Nguyên, thường xuất hiện từ tháng 3-4 âm lịch, loại côn trùng này có màu xanh như lá cây và được “dân nhậu” cực kỳ yêu thích.

Nếu như nhộng ve sầu, bọ xít, sâu tre là những loại côn trùng có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc được dân nhậu khá yêu thích thì đối với bà con các tỉnh Tây Nguyên, món nhộng sâu muồng lại là đặc sản được nhiều người lùng mua với giá đắt đỏ.

Côn trùng xanh như lá trở thành đặc sản - Ảnh 1.

Nhộng sâu muồng được coi là đặc sản Tây Nguyên. (Ảnh: Hoàng Đức Độ).

 


Anh Hoàng Đức Độ, trú tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, sâu muồng thường xuất hiện vào cuối mùa khô, khoảng tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch.

“Khi Tây Nguyên có những cơn mưa trái mùa đổ xuống, cây muồng đen sẽ ra lá non và con sâu muồng sẽ xuất hiện để ăn trụi lá cây. Sau đó, chúng nhả tơ bám trên các lá muồng già, lá tiêu, lá chuối, lột thành nhộng rồi hóa thành bướm vàng nhạt”, anh Độ cho biết.

Côn trùng xanh như lá trở thành đặc sản - Ảnh 2.

Cây muồng bị sâu ăn trụi lá. (Ảnh: Hoàng Đức Độ).


Ban đầu, bà con dân tộc Ê-Đê quanh vùng đi bắt những con nhộng sâu muồng để chế biến thành thức ăn trong các bữa ăn gia đình. Sau này, nhu cầu của người dân tăng cao nên họ bắt đầu đi bắt về bán.

Theo anh Độ, những con sâu nhả tơ cố định vào lá, chờ thành nhộng và không còn ngọ nguậy là ăn ngon và bổ nhất. Người bắt nhộng sâu muồng sẽ dùng tay cầm sát phần tơ dính vào lá cây để con nhộng không bị nát. Sau đó, nhặt bỏ phần tơ còn dính ở đầu nhộng rồi mang hấp hoặc trụng qua nước sôi để sạch tơ.

Côn trùng xanh như lá trở thành đặc sản - Ảnh 3.

Sâu muồng sau khi trưởng thành sẽ bám xuống dưới chiếc lá, nhả tơ và hóa thành nhộng. (Ảnh: Hoàng Đức Độ).


“Nhộng, sâu sau khi hấp hoặc trụng nước sôi thì mang xào khô với ít thịt mỡ thái nhỏ và lá mắc mật vò nát rất ngon”, anh Độ nói.

Chị Phương, trú tại Buôn Hồ (Đắk Lắk), người chuyên bán các đặc sản núi rừng Tây Nguyên cho biết, sâu muồng là loại sâu ăn lá của cây muồng đen, loại cây được trồng để chắn gió cho cây cà phê hoặc làm trụ tiêu.

“Sâu muồng nhỏ, lưng màu vàng, hai bên mình có sọc đen, trơn, di chuyển bằng cách cong thân mình lại và bắn về phía trước. Những con sâu này ăn lá muồng rồi đóng kén thành nhộng muồng dưới các tán lá”, chị Phương nói.

Côn trùng xanh như lá trở thành đặc sản - Ảnh 4.

Con sâu và con nhộng sâu muồng. (Ảnh: Hoàng Đức Độ).


Theo chị Phương, trước đây, bà con đi nương rẫy, bắt nhộng sâu muồng về sử dụng trong các bữa cơm gia đình. Dần dần, nhộng sâu muồng ngày càng được nhiều người biết đến, tìm mua về thưởng thức nên cứ đến đầu hè, bà con lại rủ nhau lên rẫy bắt sâu về bán.

Thời gian này, dưới những tán rừng cà phê, không khó để bắt gặp những người đi vạch lá tìm sâu muồng. Để bắt được sâu muồng, người dân phải đi từ sáng sớm, vạch những tán lá phía dưới gốc muồng hoặc trèo lên cây cao để bắt sâu muồng.

THÊM CHI TIẾT

Côn trùng xanh như lá trở thành đặc sản - Ảnh 5.

Sâu muồng bám chi chít dưới lá chuối.


“Nếu chịu khó, mỗi ngày có thể bắt được từ 3-4kg sâu, bán với giá từ 120-150 nghìn đồng/kg thì mỗi người cũng kiếm được vài trăm nghìn đồng”, chị Phương nói.

Là đầu mối thu mua sâu muồng cung cấp cho các quán nhậu, chị Phương cho biết, nhộng sâu muồng sau khi chế biến có giá lên tới nửa triệu đồng/kg.

“Mỗi kg sâu muồng có thể rang được 3 đĩa. Mỗi đĩa bán với giá từ 150-180 nghìn đồng/kg nhưng nhiều quán cũng không có sâu để bán”, chị Phương cho hay.

Côn trùng xanh như lá trở thành đặc sản - Ảnh 6.

Để bắt nhộng sâu muồng, người dân sẽ hái lá rồi gỡ từng con mang bán. (Ảnh: Hoàng Đức Độ).


Chị Lê Thị Kim Anh, trú tại Đống Đa (Hà Nội) cho biết, để được ăn nhộng sâu muồng, chị phải nhờ người mua rồi luộc sơ qua, đóng đá và bảo quản trong thùng xốp để chuyển từ Gia Lai ra Hà Nội.

“Trước đây cả gia đình tôi vào đó làm kinh tế mới, trồng cao su và cà phê suốt hơn 20 năm rồi mới về lại Bắc. Cứ vào hè, thấy bạn bè trong đó đăng bán nhộng sâu muồng là thèm không chịu nổi, phải nhờ người mua giúp rồi mang ra. Thêm cả tiền phí vận chuyển, mỗi kg sâu muồng lên tới 250 nghìn đồng/kg nhưng vẫn mua để ăn cho đỡ thèm”, chị Kim Anh nói.

Côn trùng xanh như lá trở thành đặc sản - Ảnh 7.

Nhộng sâu muồng rang lá chanh trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. (Ảnh: Hoàng Đức Độ).


Theo chị Kim Anh, nhộng sâu muồng bắt về, sau khi chần qua nước sôi, để ráo nước, phi hành tỏi với dầu mỡ cho thơm rồi cho nhộng vào đảo nhẹ tay. Nêm muối, đường, hạt tiêu, mắm, ớt, thêm lá chanh thái nhỏ hoặc lá móc mật vào cho thơm rồi bắc ra ăn với bánh đa.

Sau khi rang chín, nhộng có màu vàng, béo, bùi và rất ngậy, ngon hơn cả nhộng tằm. Tuy nhiên, chị Kim Anh cho rằng, không phải ai cũng có thể ăn được nhộng sâu muồng vì một số người ăn không quen sẽ bị dị ứng, nổi mề đay. Vì vậy, trước khi ăn phải nếm thử 1-2 con, nếu không thấy hiện tượng lạ mới tiếp tục sử dụng nhộng sâu muồng làm thức ăn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...

Tung ra thiết kế áo thun theo thời sự

Tung ra thiết kế áo thun theo thời sự

“Tôi thấy màu sắc trang phục của ông Minh Tuệ mặc rất hài hòa, đẹp, và tôi thiết kế theo, ai ngờ được cư dân mạng hưởng ứng mạnh, hàng trăm áo thun được đặt hàng”, anh Nguyễn Ân, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM thổ lộ.

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.