Thứ bảy, 18/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (10/10): Nhóm cổ phiếu ngành phân bón gây chú ý

10/10/2023 6:30 AM (GMT+7)

Áp lực cung cổ phiếu trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (10/10) có thể sẽ gia tăng. Nhà đầu tư nên cân nhắc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro. Riêng với nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao có thể cân nhắc giải ngân 20% - 30% tài khoản để lướt sóng những mã đang thu hút dòng tiền.

Trong phiên giao dịch ngày 9/10, thị trường dao động trong vùng 1.130 - 1.135 trước khi đóng cửa tại mốc 1.137,36 điểm, tăng 8,8 điểm (+0,78%). Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 17/18 ngành tăng điểm. Thanh khoản khớp lệnh giảm nhẹ với 602 triệu cổ phiếu khớp lệnh trên sàn HoSE, tương đương giá trị 13,7 nghìn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 79,6 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 1,5 nghìn tỷ đồng.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng mạnh trên sàn HoSE với giá trị hơn 710 tỷ đồng, trong đó tập trung bán ròng ở chứng chỉ quỹ FUEVFVND và cổ phiếu VIC. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,5 tỷ đồng, trong đó IDC là mã được mua ròng nhiều nhất.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (10/10): Nhóm cổ phiếu ngành phân bón gây chú ý - Ảnh 1.

Cổ phiếu DCM của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) được khuyến nghị với giá mục tiêu 41.000 đồng/CP. Ảnh: DCM

Nhà đầu tư có thể lướt sóng với tỷ trọng thấp

Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (10/10), các chuyên gia chứng khoán nhận định, nhịp phục hồi ngắn hạn này sẽ là cơ hội tốt để các nhà đầu tư cơ cấu, thu gọn lại danh mục cổ phiếu. Đối với nhà đầu tư vẫn đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao thì có thể cân nhắc giải ngân từ 20-30% tài khoản để lướt sóng đối với những nhóm ngành đang thu hút dòng tiền.

Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), trong kịch bản tích cực, VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục hướng lên vùng đích kỳ vọng quanh 1.160 (+/-10) điểm trước khi gặp áp lực điều chỉnh rõ nét hơn.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi và ưu tiên việc giảm vị thế ngắn hạn về mức an toàn trong trường hợp VN-Index hồi phục sớm lên vùng kháng cự đã đề cập.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) thì nhận định, thị trường có thể sẽ quay trở lại đà giảm trong phiên kế tiếp, nhưng thị trường có thể sẽ không giảm quá mạnh. 

Điểm tích cực là lực cầu có dấu hiệu cải thiện và rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu giảm dần. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường có thể sẽ ít biến động và các nhóm cổ phiếu có thể sẽ diễn biến phân hóa trong những phiên giao dịch tới.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng nhẹ từ vùng bi quan quá mức cho thấy các nhà đầu tư đã bớt bi quan hơn và cơ hội ngắn hạn dần gia tăng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (10/10): Nhóm cổ phiếu ngành phân bón gây chú ý - Ảnh 2.

Nhà máy Urê hết khấu hao kể từ quý IV/2023 giúp lợi nhuận của DCM được cải thiện từ năm 2024

Còn theo Công ty Chứng khoán Asean (Aseansc), thị trường đang trong giai đoạn sụt giảm thanh khoản do xu hướng hút ròng Việt Nam đồng của NHNN kéo dài. Mặc dù vậy, rủi ro ngắn hạn đang ít đi khi bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các cổ phiếu vượt đỉnh thuộc các nhóm ngành mạnh, có tính dẫn dắt thị trường. 

Aseansc dự báo trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường sẽ tiếp tục giao dịch giằng co với mức độ phân hoá lớn. Do đó, nhà đầu tư nên chờ tín hiệu rõ ràng hơn từ dòng tiền, duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức trung bình (40%) và tập trung gia tăng ở những cổ phiếu khỏe với kết quả kinh doanh quý 3 dự kiến tích cực, hưởng lợi theo yếu tố chu kỳ vào dịp cuối năm.

Nhóm cổ phiếu ngành phân bón được quan tâm

Phiên giao dịch hôm nay (10/10), Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) dành khuyến nghị tích cực cho cổ phiếu DCM của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM).

Theo AGR, kỳ vọng giá phân bón kỳ vọng đã tạo đáy và hồi phục vào những tháng cuối năm 2023: Giá Urê Thế giới được kỳ vọng hồi phục nửa cuối năm nhờ (1) Nhu cầu phân bón thế giới tăng cao do tính chất mùa cao điểm cuối năm và việc chấm dứt thoả thuận ngũ cốc Biển Đen khiến giá nông sản tăng mạnh hỗ trợ nhu cầu sử dụng phân bón;

(2) Nguồn cung khan hiếm vào nửa cuối năm do các thị trường xuất khẩu chính hạn chế xuất khẩu như: Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu ure để đảm bảo an ninh lương thực trong nước từ tháng 09/2023, Nga tiếp tục áp đặt hạn ngạch mới ở mức 16,3 triệu tấn cho xuất khẩu phân bón. 

Giá Urê trong nước biến động tương quan với giá Urê Thế giới, do đó kỳ vọng giá Urê trong nước sẽ phục hồi theo xu hướng giá phân bón thế giới trong trong những tháng cuối năm 2023.

Nhà máy Urê hết khấu hao kể từ quý IV/2023 giúp lợi nhuận của DCM được cải thiện từ năm 2024: Năm 2022, chi phí khấu hao nhà máy hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng (khoảng 23% lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp). Chi phí khấu hao sẽ giảm đáng kể từ quý IV/2023 giúp hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận kể từ năm 2024.

Do đó, AGR khuyến nghị tích cực dành cho DCM với giá mục tiêu 41.000 đồng/CP.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) thì khuyến nghị khả quan với cổ phiếu LAS của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS).

Theo VCSC, LAS đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 120 tỷ đồng (tăng trưởng 7% so với năm ngoái) bất chấp khó khăn của thị trường trong quý I/2023. VCSC cho rằng kế hoạch này khả thi nhờ quan điểm lạc quan về thị trường phân bón trong nửa cuối năm 2023, và kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 tích cực của LAS.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (10/10): Nhóm cổ phiếu ngành phân bón gây chú ý - Ảnh 3.

Cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng được khuyến nghị khả quan. Ảnh: TCB

Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) thì duy trì khuyến nghị khả quan cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HoSE: TCB) với giá mục tiêu 43.400 đồng/CP.

Theo đó, VND kỳ vọng lợi nhuận ròng ròng của TCB trong nửa cuối 2023 sẽ đạt ~9.400 tỷ đồng (+6,4% svck) nhờ: (1) tín dụng tăng 14,1% so với đầu năm trong năm 2023 nhờ môi trường lãi suất thấp; và (2) NIM đi ngang so với nửa đầu năm do các tác động trái chiều của môi trường lãi suất thấp trong nước trong khi Fed vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ. 

Trong năm 2023, VND kỳ vọng TCB có thể đạt lợi nhuận ròng ròng ~18.400 tỷ đồng (-8,8% svck) nhờ kỳ vọng NIM và tăng trưởng tín dụng lần lượt là 3,9% và 14,1% so với đầu năm. Trong năm 2024, lợi nhuận ròng ròng sẽ tăng vọt lên ~28.500 tỷ đồng (+55,1% svck) nhờ NIM tăng lên 5,8% do lãi suất hồi tố từ chính sách hỗ trợ.

Theo đó, VND duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu TCB với giá mục tiêu cao hơn 43.400 đồng/CP. 


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.