Thứ sáu, 17/05/2024

Có một dòng sông dành riêng cho cá

28/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Người dân ở đây đã gìn giữ và tuyệt đối không bao giờ bắt cá, vì thế cá cũng là một điểm nhấn trong cuộc hành trình dạo chơi trên sông Chao Phraya.


Có một dòng sông dành riêng cho cá - Ảnh 1.

Một ngôi chùa ven sông Chao Phraya


Ở số 40 Charoen Krung Road, Yan Nawa, Sathon, Bangkok 10120, Thái Lan là ngôi chùa Thuyền Vàng (Wat Yannawa) và sau khi thăm chùa, cuộc hành trình chúng tôi đi ra phía sau chùa. Nơi đây đã chạm gặp dòng sông dòng sông Chao Phraya của Thái Lan. Dòng sông bắt nguồn từ sự hợp lưu giữa sông Ping và sông Nan tại tỉnh Nakhon Sawan, chảy dài từ Bắc đến Nam với chiều dài 372 km. Dòng sông huyền thoại này đi từ đồng bằng Trung bộ đến Bangkok, vịnh Thái Lan. Và cuộc hành trình dạo chơi trên sông Chao Phraya bắt đầu từ nơi này.

Các bản đồ cũ gọi tên con sông này là Mê Nam, Menam hay Mae Nam, trong tiếng Thái nghĩa là sông. Chao Phray cũng là một danh hiệu phong kiến Thái Lan, có thể dịch là "tướng" hay "lãnh chúa" nhưng thường được gọi đây là: “Dòng sông của các vị vua”. Được bắt nguồn từ sự hợp lưu giữ sông Ping và sông Nan tại tỉnh Nakhon Sawan, sông Chao Phraya từ phía Bắc xuống Phía Nam đến Bangkok và chảy ra Vịnh Thái Lan.

Có một dòng sông dành riêng cho cá - Ảnh 2.

Những đàn chim bồ câu vô cùng dạn dĩ.


Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi chính là đàn chim bồ câu cả ngàn con cứ bay tung, sà đậu lên các bậc thềm và cả trên những thanh chắn. Những con chim bồ câu vô cùng dạn dĩ, còn đậu lên cả chiếc phao sắt chòng chành làm chỗ neo đậu cho con thuyền đưa chúng tôi khám phá dòng sông huyền thoại này. Phải nói rằng chỉ nhìn đàn bồ câu cứ bay sà xuống rồi bay lên là trong lòng đã có mọt cảm giác rất đặc biệt.

Chiếc thuyền chúng tôi đi là dạng thuyền gồ sơn màu xanh vàng với sức chứa khoảng 50 người, thoáng rộng để khách có thể phóng tầm mắt nhìn hai bên dòng sông, ghế ngồi bằng gỗ khá thoải mái và di chuyển trên thuyền khá dễ dàng. Nhờ thế mà tôi đã có thể len tìm một chỗ trống nhằm kiếm cho mình một góc đẹp để chụp ảnh.

Có một dòng sông dành riêng cho cá - Ảnh 3.

Du thuyền


Có thể bạn đã từng đi trên những dòng sông, nhưng mỗi dòng sông như sông Chao Phraya này, khi đi cùng con nước vỗ về ra giữa sông, mà hướng đến cuối cùng là cung điện Nhà vua Thái Lan, chắc bạn mang trong lòng một cảm giác mới mẻ. Chẳng hạn mỗi nơi con thuyền hành trình đưa khách dạo chơi cũng khác. Thuyền ở đây vừa tầm tay với và chạy êm, không bị nhồi lắc.

Anh lái thuyền là người Thái Lan, anh chỉ có việc cho thuyền chạy theo cuộc hành trình, còn vấn đề khác đã có hướng viên theo đoàn. Để rồi sau đàn chim bồ câu chính là đàn cá vẫy vùng dưới thuyền. Cả một đoạn sông dài từ đây đến cung điện nhà vua và hơn thể nữa của Chao Phraya toàn là cá, khi chúng bung mình chúng tôi có cảm giác như giống cá tra hay loại cá đen đầu nào đó.

Cá ở đây dễ chừng mỗi con nặng vài ký, sống tự do và được bảo vệ, thậm chí mỗi dịp lễ lớn, người dân Bangkok còn đem cá phóng sinh xuống dòng sông. Theo giải thích là sự yêu mến nhà vua nên người dân ở đây đã gìn giữ và tuyệt đối không bao giờ bắt cá, vì thế cá cũng là một điểm nhấn trong cuộc hành trình dạo chơi trên sông Chao Phraya.

Có một dòng sông dành riêng cho cá - Ảnh 4.

Du khách cho cá ăn ở trên sông


Chúng tôi đi trên dòng sông trong thời gian vào buổi trưa. Mọi người bảo rằng dòng sông này vô cùng ảo diệu, thay đổi theo sắc nắng và mỗi thời khắc, thậm chí mỗi ngày cũng khác. Và hai bên sông, chúng tôi cũng gặp rất nhiều con tàu thiết kế theo kiểu kiến trúc những ngôi đền Thái hoặc những con tàu du lịch sang trọng, bởi nếu có thời gian, bạn sẽ lên con tàu du lịch ấy, thưởng thức một bữa ăn trên sông trong những điệu múa, bài hát cổ truyền Thái Lan. Nhưng thôi, chỉ cần được chìm đắm trong cái tuyệt vời trên dòng sông của các vị vua như thế là đã thỏa lòng.

Có một dòng sông dành riêng cho cá - Ảnh 5.

Phong cảnh ven sông


Thuyền đi vừa đủ nhanh, đủ để con mắt tận hưởng vẻ đẹp của con sông. Thỉnh thoảng lại đi qua một cầu sắt, nhìn trên đó những chiếc xe điện sơn màu sặc sỡ chạy ngang, thỉnh thoảng gặp một trong những chiếc thuyền cùng dạo chơi như mình lướt ngang, rồi chào nhau như thể đã quen nhau lâu lắm rồi. Kìa, những túp lều bằng gỗ, những con thuyền nhỏ, nhà ven sông của một phần của 50 ngàn người dân sống dựa theo con sông, thỉnh thoảng có những hàng cây, cụm hoa buông rủ. Có khi nhìn thấy một bến nước như bến nước ở Việt Nam mình, thiếu chăng là câu vọng cổ ngân vọng trong mênh mông.

Có một dòng sông dành riêng cho cá - Ảnh 6.

Cung điện Hoàng gia Thái Lan


Đền đài tô điểm cho sông Chao Phraya một sức hấp dẫn. Ngọn tháp cao 76m nằm sừng sững bên sông rất đẹp được kể là được xây dựng từ vật liệu chính là những mảnh vỡ còn lại của một con tàu bị đắm. Năm 1782, vua Rama I mong muốn tìm được vị trí đẹp ven sông thuận lợi để xây dựng nên các công trình và đền thờ nổi tiếng, từ đó những công trình ấy được bắt đầu xây dựng.

Tiếp tục chuyến tham quan trên dòng sông Chaophraya, chiếc thuyền đưa du khách đến với ngôi chùa nổi tiếng là nơi mà đức vua Rama IX đã đi tu trả hiếu cho cha mẹ. Nơi đến cuối cùng chính là cung điện Hoàng gia Thái Lan, trong ánh vàng của những mái nhà được dát vàng trên đó. Bên trong khuôn viên là những ngôi chùa, nơi sinh hoạt tín ngưỡng chính của hoàng gia và nổi bật nhất trong đó chính là ngôi chùa Phật ngọc vô cùng linh thiêng. Mỗi bức tường của cung điện là một bức tranh vô cùng sống động mô tả về lịch sử của người dân Thái Lan.

Có một dòng sông dành riêng cho cá - Ảnh 7.

Có một dòng sông dành riêng cho cá - Ảnh 8.

Kiến trúc ven sông


Chưa vội về, thuyền tạm dừng và người lái thuyền giới thiệu bán cho bạn mỗi ổ bánh mì là 20 bath (15 ngàn tiền Việt), ổ bánh mì mềm và lớn ấy không phải để cho bạn ăn, mà để thả xuống sông, tận hưởng cái thú cho cá ăn. Những con cá ở đây đã quen tiếng con sóng vỗ, chắc quen cả mùi bánh mì nên mau chóng tụ họp, còn khách chỉ việc thả bánh xuống cho chúng.

Thuyền quay ngược về, nhưng không về chốn cũ, tàu dừng một bến tàu khác nơi một trung tâm mua sắm với cơ man nào hàng hóa đang chờ bạn ở con phố gọi là China Town. Còn tôi, tôi ước gì tàu trở lại chỗ đàn chim bồ câu đang tung bay kia để thêm một lần được nhìn chúng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Chưa nước nào thống kê được, có bao nhiêu loại bánh mì, nói chi cả thế giới và số lượng không ngừng gia tăng. Điều chắc chắn, bánh mì phổ biến nhất, lâu đời nhất, được làm từ bột mì, trộn nước và nướng.

Cháo đậu cà, món ăn giải nhiệt hoài niệm của người Hà Nội

Cháo đậu cà, món ăn giải nhiệt hoài niệm của người Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon, làm xiêu lòng biết bao thực khách. Trong đó, món cháo đậu cà bình dân ít người biết tới nhưng luôn là thức quà đặc biệt với người Hà Nội.

Giới trẻ TP.HCM chi gần chục triệu cho thú chơi matcha

Giới trẻ TP.HCM chi gần chục triệu cho thú chơi matcha

Không chỉ sẵn sàng chi 200.000 đồng cho ly matcha cao cấp 100 ml, nhiều người trẻ đầu tư gần chục triệu đồng để sở hữu dụng cụ tự pha chế tại nhà.

Tin vui: Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Hiroshima

Tin vui: Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Hiroshima

Đón hè sôi động, hãng hàng không Vietjet tưng bừng khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Hiroshima, đường bay thứ tám của Vietjet giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản và đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Hiroshima.