Thứ năm, 02/05/2024

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa

24/11/2021 1:00 PM (GMT+7)

Với lợi thế có bề dày lịch sử lâu đời, địa danh này sở hữu nét cổ xưa độc đáo với không gian thanh tịnh và mang một chút huyền bí thu hút khách du lịch.

Cố đô Lam Kinh - kinh thành thứ hai thời Hậu Lê

Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh rộng hơn 200 ha, thuộc hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, Thanh Hóa, nằm cách Hà Nội khoảng 150km. Nơi đây là chốn linh thiêng mà người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, đồng thời là cố đô của nước ta trong thời Hậu Lê. 

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh – Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua. Ít ở nơi nào lại có hai vua như Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trước là vua Lê Hoàn (thời Tiền Lê) và sau đó là Lê Lợi (thời Hậu Lê).

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 2.

Vốn dĩ là công trình kiến trúc của bậc đế vương nên dù đã đi qua thời gian hơn 6 thế kỉ nhưng Lam Kinh vẫn luôn giữ được nét bí ẩn nhưng không kém phần quyền lực của chốn kinh kỳ. 

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 3.

Có gì bên trong cố đô Lam Kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh có diện tích vô cùng rộng lớn nên bạn có thể thỏa sức tham quan nhiều địa điểm nổi bật khác nhau. Được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ, với địa thế “tọa sơn hướng thủy” độc đáo, xung quanh được bao bọc bởi núi và sông rất yên tĩnh và mát mẻ.

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 4.

Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch. Cầu uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh. Vì được xây dựng từ rất lâu nên cây cầu mang nét đẹp cổ kính và cuốn hút.

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 5.

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 6.

Đi qua cầu Bạch khoảng 50 mét, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng chiếc giếng cổ, đây cũng là công trình nổi bật và mang nét độc đáo của nơi đây. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh. Đây là một trong những giếng cổ lớn nhất Việt Nam hiện nay.  

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 7.

Không chỉ dừng lại ở những công trình này, phía bên trong khu di tích lịch sử Lam Kinh còn có rất nhiều những địa điểm độc đáo, mang nét cổ xưa để bạn cùng tham quan như: chính điện, ngọ môn, sân rồng, đền thờ, bia khắc của các vị vua cùng những ngôi đình, chùa cổ kính.

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 8.

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 9.

Về Thanh Hóa, ghé thăm cố đô Lam Kinh

Bởi Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ nên cũng có 4 mùa, mà vào mỗi khoảng thời gian thì Lam Kinh đều mang một vẻ đẹp khác nhau. Tuy nhiên, để hưởng trọn hào khí Lam Sơn trong lịch sử, hãy thử ghé thăm Lam Kinh vào khoảng thời gian tháng  8 - tháng 9 âm lịch vì lúc này, lễ hội thường niên sẽ được tổ chức. 

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 10.

Bạn sẽ cảm thấy "khí chất An Nam" ngời ngời trong từng câu tế, từng nghi thức lễ lạ kì. Đặc biệt, sau phần lễ tế, bạn còn được tham gia các trò chơi truyền thống của xứ Thanh như đấu vật, trò Chiêng, trò Xuân Phả hay hòa trong không gian âm nhạc của dân ca Đông Anh, điệu hò sông Mã đi vào lòng người.

Lễ hội này không chỉ mang tính chất thiêng liêng mà còn đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của xứ Thanh và những vùng lân cận đầy hào hùng.

Cố đô Lam Kinh - kinh thành cổ ở Thanh Hóa - Ảnh 11.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản.