Thứ năm, 16/05/2024

Có cần nới thời gian sở hữu bất động sản cho người nước ngoài?

22/11/2021 8:44 AM (GMT+7)

TS Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam đặt vấn đề, một số quốc gia quy định sở hữu bất động sản lên tới 99 năm để thu hút đầu tư vậy sao Việt Nam không?

Có cần nới thời gian sở hữu bất động sản cho người nước ngoài? - Ảnh 1.

Đề xuất nới thời gian sở hữu BĐS cho người nước ngoài, hút giới siêu giàu. Ảnh: C.N

Mới đây, tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, TS Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam đặt vấn đề, một số quốc gia quy định sở hữu bất động sản lên tới 99 năm để thu hút đầu tư vậy sao Việt Nam không? Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế, luật sư nói rằng, đề xuất hơi khiên cưỡng, không phù hợp.

 Nới thời gian sở hữu

Phát biểu tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam mới đây, TS Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam - cho rằng, pháp lý bất động sản du lịch chưa rõ ràng đã làm lỡ rất nhiều cơ hội phát triển, cần hoàn thiện để tạo động lực.

“Tôi luôn đặt ra câu hỏi, tại sao một năm người Việt Nam có thể chi ra hàng tỉ đến hàng chục tỉ đồng để mang ra nước ngoài mua bất động sản? Tại sao các quốc gia đều khuyến khích thu hút mua bất động sản của nước họ? Tại sao không có vướng mắc gì cả? Tại sao người nước ngoài lại mua bất động sản ở Việt Nam lại khó như vậy? Tại sao họ vào Việt Nam xây biệt thự, du lịch, đem dòng khách vào Việt Nam mà chúng ta không khuyến khích?

Tôi cho rằng, cần có sự cân bằng lại giữa đưa dòng tiền Việt Nam ra nước ngoài và hút dòng tiền vào bất động sản Việt Nam”, TS Lương Hoài Nam đặt ra hàng loạt vấn đề.

TS Sử Ngọc Khương, chuyên gia bất động sản cho rằng, trên thực tế, các nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng chủ yếu là doanh nghiệp trong nước, chiếm đến trên 80%, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài rất ít, chủ yếu là nhà điều hành, nhà tư vấn.

Nhưng xét ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhìn nhận, hiện các tổ chức nước ngoài đầu tư vào bất động sản theo Luật Đầu tư không hạn chế danh mục nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam và cũng không cấm đầu tư nước ngoài vào danh mục bất động sản và bất động sản nghỉ dưỡng.

Minh chứng cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào bất động sản của Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, dòng vốn này luôn đứng thứ 3. Đơn cử như 10 tháng năm 2021, đã có hơn 2,1 tỉ USD vào lĩnh vực này.

Có nhiều cách thu hút đầu tư

Về đề xuất này, trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển cho rằng, mục đích của việc kéo dài thời gian sở hữu bất động sản là để thu hút đầu tư nhưng chúng ta phải đánh giá là có thu hút được không.

“Chúng ta đang muốn nhắm tới thu hút người nước ngoài của Châu Âu, Châu Mỹ… nhưng khả năng các nhóm đầu tư ở khu vực này thường ít có nhu cầu vào Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận.

Chỉ có những người công tác lâu dài ở Việt Nam thì họ mong muốn có sở hữu bất động sản và họ mua để sở hữu. Nếu ở góc độ này thì dù có 50 năm hay 90 năm thì cũng như nhau”, TS Hiển nói và cho rằng, nói về góc độ thu hút vốn đầu tư ở đây là không thực tế.

Theo ông Hiển, dòng vốn bất động sản có nhiều cách để thu hút đầu tư chứ không phải vì vấn đề sở hữu này. Cùng quan điểm, luật sư Hoàng Tùng (Văn phòng luật sư Trung Hòa - Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, nếu xét về quản lý nhà nước thì chúng ta phải xem mức độ sở hữu bất động sản như hiện nay có bất cập hay không.

Theo luật thì có các đối tượng ví dụ như người nước ngoài được mua nhà trong khu dự án, mua nhà ở chung cư thì có, còn sở hữu về đất nền là không có.

Luật sư Tùng cho hay, những đặc khu như Vân Đồn, Phú Quốc mình vẫn cho cơ chế đặc thù. Chính vì vậy nếu đặt ra thời hạn sử dụng đất mà ảnh hưởng đến đầu tư của người nước ngoài là hơi khiên cưỡng và không có cơ sở thực tiễn.

“Hiện nay Luật của Việt Nam về vấn đề này vẫn đang rất tốt. Trong một thời gian dài áp dụng, nghiên cứu cũng chưa thấy nhiều vướng mắc, bất cập về vấn đề thu hút đầu tư. Chúng ta mở cửa đến mức như vậy là đảm bảo mức đúng, đủ và không có bất cập. Nếu cho thêm hay chỉnh sửa như đề xuất này thì không cần thiết”, luật sư Tùng nhấn mạnh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.

Áp dụng sớm 3 luật quan trọng sẽ tiếp sức cho thị trường bất động sản

Áp dụng sớm 3 luật quan trọng sẽ tiếp sức cho thị trường bất động sản

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), vừa kiến nghị một số giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó có áp dụng 3 luật quan trọng sớm 6 tháng.

Nguồn cung phân khúc condotel lao dốc kỷ lục

Nguồn cung phân khúc condotel lao dốc kỷ lục

Phân khúc condotel không ghi nhận nguồn cung mở bán mới trong tháng vừa qua. Sức cầu chung thị trường ghi nhận ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại đã vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt. Tại TP.HCM, khu vực trung tâm duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng.

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Công tác xác định tiền sử dụng đất là một vướng mắc về pháp lý mà doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đang gặp phải. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để khơi thông điểm nghẽn trên.