Chuyển đổi số để nông dân mạnh dạn phát triển nông nghiệp đô thị

Nam Bình Thứ tư, ngày 15/11/2023 19:15 PM (GMT+7)
Không chỉ riêng nông nghiệp, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên mọi lĩnh vực của TP.HCM. Thông qua chuyển đổi số, nông dân sẽ thay đổi tư duy, mạnh dạn tham gia nông nghiệp thông minh.
Bình luận 0

Trước những áp lực mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và hội nhập quốc tế, TP.HCM đã xác định đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

TS. Đinh Minh Hiệp – Giám đốc Sở NN& PTNT TP.HCM, ngành nông nghiệp thành phố đang thực hiện đúng chủ trương tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tập trung quy hoạch ngành, sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng nông thôn mới.

Để làm nông nghiệp đô thị phù hợp với điều kiện, hạ tầng của đô thị như TP.HCM, chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Thông qua chuyển đổi số giúp nông dân thay đổi tư duy, nhận thức và mạnh dạn tham gia nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số.

Chuyển đổi số là điều tất yếu để phát triển nông nghiệp đô thị - Ảnh 1.

Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra nguồn gốc thịt heo tại siêu thị MM Mega Market, TP.Thủ Đức. Ảnh: N. Vy

Tại TP.HCM, chuyển đổi số những năm gần đây được bắt đầu từ những chuyện rất cụ thể. Như ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản, quản lý việc làm nông qua điện thoại thông minh, giao dịch nông sản trên chợ điện tử,...

Cũng theo ông Hiệp, TP.HCM thực hiện Chương trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đáp ứng ổn định nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

Nếu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, thì nông nghiệp số chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp. Từ đó, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để thực hiện hiệu quả chương trình Chuyển đổi số, theo TS. Hiệp, trước mắt ngành nông nghiệp cần tập trung đẩy mạnh triển khai nông nghiệp số, giúp nông dân có các sản phẩm nông nghiệp được cạnh tranh công bằng. Việc này thực hiện bằng cách tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn đưa lên sàn giao dịch điện tử, loại bỏ các khâu trung gian, kết nối trực tiếp giữa người bán và người mua.

Một trong những nội dung quan trọng của nông nghiệp số TP.HCM là tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm có tiềm năng của thành phố như rau, hoa - cây kiểng, bò sữa (con giống, sữa), heo (con giống, thịt), tôm nước lợ, cá cảnh...

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Hội Nông dân TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ngày 27/9 vừa qua, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu thúc đẩy phong trào chuyển đổi số trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của thành phố...

Đặc biệt, nông nghiệp thành phố cần chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống “khai thác - chế biến - sử dụng - vứt bỏ” sang mô hình “khai thác - sản xuất - sử dụng - tái sử dụng - tái chế”. Đó là bản chất của kinh tế tuần hoàn, khôi phục – tái tạo, phát triển bền vững.

Bí thư Thành ủy nhấn mạnh TP.HCM luôn xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị bền vững; tiến tới xây dựng đô thị văn minh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem