Thứ năm, 25/04/2024

Chuỗi cà phê dậy sóng

01/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành F&B (nhà hàng, đồ uống) phải trả mặt bằng hàng loạt thì thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam vẫn dậy sóng, bất chấp ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Hàng loạt tên tuổi mới đã gia nhập vào thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam, cũng như tăng tốc mở cửa hàng ngay sau khi TP.HCM kết thúc đợt giãn cách xã hội lịch sử, kéo dài đến 3-4 tháng.

Đại gia đua mở chuỗi cà phê

Đầu tháng 11, sau hơn 1 tháng TP.HCM chấm dứt các lệnh giãn cách xã hội vì Covid-19 thì chuỗi cà phê nổi tiếng Nhật Bản %Arabica thông báo sẽ tấn công thị trường Việt Nam. Chung cư cà phê 42 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) sẽ là nơi đặt cửa hàng đầu tiên của thương hiệu này.

"Chúng tôi đã đến Việt Nam để săn tìm địa điểm vào năm 2019 và yêu con người, thức ăn, văn hóa ở đây", đại diện %Arabica nói và cho biết cửa hàng đầu tiên sẽ sớm đón khách, có thể là trong năm 2022.

Chuỗi cà phê dậy sóng - Ảnh 1.

Cửa hàng PhinDeli trên đối diện Nhà thờ Đức Bà (quận 1) hút khách, chuỗi này cũng đang tăng tốc với một loạt mặt bằng đắc địa ở TP.HCM. Ảnh: Hồng Phúc.

Café Amazon cũng vừa cho biết sẽ khai trương một cửa hàng lớn trên đường Nguyễn Thái Bình (quận 1) và một cửa hàng lớn khác nằm trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10), ngay trong tháng 12 này. Đây là "ông lớn" về chuỗi cà phê tại Thái Lan với hơn 3.500 chi nhánh, ngoài ra còn có khoảng 300 cửa hàng tại 11 quốc gia khác. 

Café Amazon bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào cuối năm 2020. Tháng 4 năm nay, chuỗi này mới có cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM và công bố chiến lược bành trướng. Đại diện thương hiệu cho biết Việt Nam là điểm sáng đầu tư trong bối cảnh mới nên hãng có kế hoạch mở rộng hệ thống khắp nước. 

Kế hoạch bị chững lại vì dịch, sau khi Việt Nam công bố sẽ chung sống thích ứng và an toàn với Covid-19, Café Amazon đang bắt đầu tấn công, đánh chiếm thị trường.

Không chỉ các đại gia ngoại, nhiều doanh nghiệp nội với tiềm lực tài chính mạnh cũng bắt đầu rẽ sang kinh doanh chuỗi cà phê. Hai cái tên mới và đáng gờm nhất xuất hiện ngay sau đợt giãn cách xã hội thứ tư là Nova Group và Kido Group.

Tháng 11, Nova Group khai trương hai cửa hàng cà phê PhinDeli tại vòng xoay Công trường Quốc tế (Hồ Con Rùa, quận 3) và đối diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1). Ông lớn này còn một cửa hàng PhinDeli khác đối diện Nhà thờ Đức Bà (quận 11). PhinDeli cũng đã gần hoàn tất thi công cửa hàng tại Ngã 6 Phù Đổng (quận 1), chuẩn bị khai trương trong tháng 12.

Chuỗi cà phê dậy sóng - Ảnh 2.

Cửa hàng Chuk Chuk trên đường Mạc Thị Bưởi (quận 1, TP.HCM), cạnh phố đi bộ Nguyễn Huệ vừa khai trương sau đợt giãn cách thứ tư. Ảnh: Hồng Phúc.

Chuỗi Chuk Chuk của Kido Group cũng liên tục khai trương nhiều cửa hàng mới ngay khi TP.HCM nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Vị trí các cửa hàng của Chuk Chuk đều rất đắc địa, nằm trong trung tâm thương mại và nhiều con đường đắc địa như Phan Xích Long, Mạc Thị Bưởi, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Con Rùa…

Đại diện Nova Group và Kido Group đều cho biết kế hoạch tham gia vào thị trường chuỗi cà phê của họ bị gián đoạn vì dịch bệnh và đã sẵn sàng bước sang giai đoạn tấn công trong thời điểm hiện nay.

Chuỗi cà phê cũng phải xuống đường

Tuy nhiên, Covid-19 cũng đã làm thay đổi phần nào thói quen và nhu cầu uống cà phê của người Việt. 

"Nhu cầu mua cà phê mang đi đang trở thành thói quen mới sau giãn cách", ông Lê Bá Nam Anh - Tổng giám đốc The Coffee House, cho biết. Theo ông, người dùng cần những trải nghiệm tiện lợi, an toàn với những không gian thoáng đãng hơn trước đây.

Đó cũng là lý do The Coffee House vừa triển khai một mô hình mới là ki-ốt và xe đẩy bán cà phê. Ki-ốt là sự kết hợp với các chuỗi phân phối lớn trên thị trường, nơi có mật độ người tiêu dùng cao. Mô hình xe đẩy được kỳ vọng sẽ phủ khắp Việt Nam. The Coffee House dự định sẽ tăng cường phát triển mô hình mới này ít nhất là trong ngắn hạn.

"Xuống đường" bán cà phê bằng hình thức ki-ốt, xe đẩy cũng đang được chuỗi cà phê lớn nhắm đến. Tiên phong cho hình thức này là Ông Bầu - chuỗi cà phê của ba ông bầu bóng đá: Bầu Đức (Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai), bầu Thắng (Chủ tịch Đồng Tâm) và bầu Hải (Chủ tịch NutiFoods). Ông Bầu đang tăng cường nhượng quyền mô hình tiện lợi này để đạt mục tiêu 10.000 điểm bán.

Chuỗi cà phê dậy sóng - Ảnh 3.

Ki-ốt và xe đẩy cà phê đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh sau các đợt dịch. Ảnh: Hồng Phúc.

Sau đó, một loạt thương hiệu như Highlands Coffee, King Coffee cũng bắt đầu thử nghiệm mô hình xe đẩy sau các đợt giãn cách hội vì Covid-19. Chuỗi Passio, Guta hiện nay đang tăng cường ki-ốt bán cà phê với diện tích nhỏ gọn.

Thậm chí, ông Trần Lệ Nguyên - Chủ tịch Kido, cũng cho biết Chuk Chuk là tân binh mới trên thị trường cà phê chuỗi nên cũng sẽ thích ứng linh hoạt với sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hiện nay. 

Bên cạnh những mặt bằng đẹp làm cửa hàng thì Chuk Chuk cũng sẽ phát triển ki-ốt và xe đẩy. Kido sẽ kết hợp với các chuỗi phân phối lớn trên thị trường để mở ki ốt Chuk Chuk, riêng xe đẩy Chuk Chuk sẽ có mặt tại mọi cung đường và vùng miền trên khắp Việt Nam.

Mô hình này được Kido kỳ vọng là động lực chính, đồng thời cũng là cách đi nhanh nhất để chạm đến tham vọng đạt tổng cộng 1.000 điểm bán vào năm 2025.

Thị trường cà phê bán theo hình thức giải khát tại Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Theo Euromonitor, năm 2020, giá trị thị trường cà phê và trà Việt Nam đạt khoảng 1 tỷ USD. Quy mô dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Sức hấp dẫn của thị trường càng tăng hơn khi hiện vẫn chưa có thương hiệu nào giành thị phần áp đảo.

Các công ty nghiên cứu thị trường cũng chỉ ra ngay cả những cái tên lớn và quen thuộc trong thị trường cà phê chuỗi hiện nay như Highlands Coffee, Phúc Long, Starbucks, The Coffee House, Trung Nguyên cũng chiếm chưa đến 20% thị phần. Đó là lý do người cũ ngày càng tăng tốc và nhiều đại gia mới nhảy vào cuộc chiến chuỗi cà phê.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

Xóa sổ đường dây tín dụng đen có người nước ngoài hoạt động

Xóa sổ đường dây tín dụng đen có người nước ngoài hoạt động

Một đường dây tín dụng đen tại TP.HCM núp bóng dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính mang tên ATM Online do Đỗ Minh Hải cầm đầu đã bị Công an quận 4 đánh sập.

Becamex IDC 4 lần liên tiếp là công ty bất động sản công nghiệp uy tín nhất Việt Nam

Becamex IDC 4 lần liên tiếp là công ty bất động sản công nghiệp uy tín nhất Việt Nam

Lần thứ 4 liên tiếp, Tổng công ty Becamex IDC được vinh danh công ty bất động sản công nghiệp uy tín nhất Việt Nam nhờ những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại Bình Dương nói riêng và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương xem xét bổ sung các chuyến bay từ TP.HCM và Hà Hội đến các địa phương vào ngày 27/4/2024 và từ các địa phương về TP.HCM và Hà Hội ngày 1/5.

Cảnh báo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến

Cảnh báo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo 6 thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng Việt Nam nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.