Thứ bảy, 18/05/2024

Chủ tịch UBND TP HCM: Nỗ lực gỡ điểm nghẽn lớn nhất để gọi vốn vào khu công nghệ cao

28/06/2022 5:45 AM (GMT+7)

TP HCM cam kết sẽ tập trung để giải quyết nhanh về thủ tục cho nhà đầu tư với mục tiêu thời gian nhanh nhất, tốt nhất giúp doanh nghiệp sớm triển khai dự án.

Ngày 27-6, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP) đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào SHTP năm 2022. Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi tham dự hội nghị và lắng nghe, trao đổi cùng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý SHTP, cho biết hội nghị được tổ chức nhằm quảng bá và mời gọi đầu tư vào SHTP đến tổ chức quốc tế thuộc địa bàn ưu tiên thu hút đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, Châu Âu; doanh nghiệp trong và ngoài nước… Đồng thời, lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp than phiền về thủ tục hành chính, thủ tục xin cấp phép đầu tư trong quá trình triển khai dự án bị chậm, kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và tốn chi phí cơ hội. Một số nhà đầu tư đang nghiên cứu để xin cấp phép đầu tư, triển khai dự án ở SHTP nhưng lo ngại về khâu thủ tục hành chính chậm nên chưa vội rót vốn…

Chủ tịch UBND TP HCM: Nỗ lực gỡ điểm nghẽn lớn nhất để gọi vốn vào khu công nghệ cao - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi (bìa trái) tặng hoa cho các nhà đầu tư trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư ngày 27-6

Chia sẻ với doanh nghiệp, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, nhận định chậm về thủ tục đang là điểm nghẽn lớn nhất mà chính quyền TP HCM cũng ý thức được thời gian qua. Thủ tục bao nhiêu ngày mới xong - điều doanh nghiệp cần - là vấn đề đã tồn tại thời gian qua.

"Giờ chúng ta nỗ lực để làm tốt hơn và TP HCM cam kết sẽ tập trung để giải quyết nhanh thủ tục cho nhà đầu tư với mục tiêu thời gian nhanh hơn, tốt hơn nhằm sớm triển khai dự án. Riêng về cấp giấy phép, có trách nhiệm của UBND TP HCM, của TP Thủ Đức và các quận, huyện cũng như cả SHTP… Do đó, cần phối hợp để tháo gỡ" - Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định.

Ông Phan Văn Mãi cũng chia sẻ, đến thời điểm này, SHTP đã được thành lập và phát triển qua 20 năm. Lúc này, cần nhìn lại và đánh giá những cái được, chưa được để gắn với xu thế phát triển của thế giới, khu công nghệ cao gắn với sự phát triển của kinh tế TP HCM và cả nước. Từ đó, xây dựng định hướng cho SHTP trong thời gian tới, nâng tầm nhìn lên và cần cải thiện hơn nữa về khung pháp lý ra sao; mong muốn nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng góp ý, chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý SHTP, đến nay, SHTP đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 163 dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12 tỉ USD. Trong đó có nhiều dự án của các tập đoàn, công ty công nghệ cao như: Intel, Samsung, TTI, NTT… Các doanh nghiệp không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn liên tục tăng vốn, đầu tư mở rộng sản xuất tại đây, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu của TP HCM.

Đặc biệt, trong năm 2022, SHTP sẽ tập trung thu hút các dự án theo danh mục kêu gọi đầu tư và đặt mục tiêu thu hút thành công dự án trung tâm logistics Khu Công nghệ cao, với chức năng ga hàng không nối dài nhằm góp phần tiết giảm chi phí logistics của doanh nghiệp, tăng cường lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư…

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.