Chủ nhật, 05/05/2024

Chốt đơn mỏi tay nhờ đi học livestream

11/01/2024 8:04 AM (GMT+7)

Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến lên ngôi, nhiều người tìm đến các lớp học livestream để tăng cơ hội kinh doanh.

Vừa lên sóng livestream, chị Lê Trinh đã thuần thục giới thiệu "Xin chào tất cả mọi người, em là Trinh, em đang sinh sống và làm việc tại đảo Đài Loan. Em bán thức ăn Việt Nam đóng gói sẵn, mọi người vào ủng hộ em nha!".

Ngay khi thấy lượt xem đã ổn định, chị Trinh lập tức quảng bá các món ăn của ngày hôm đấy như: bún bò, bún mắm, gà kho,... Mỗi món ăn lại gắn kèm với một câu chuyện để khơi gợi sự đồng cảm của khách hàng. Chẳng hạn, khi giới thiệu đến món bún mắm, chị kể ngay chuyện một du học sinh lặn lội đường xa, đến bếp của chị vừa ăn bún mắm vừa khóc vì nhớ nhà. Xen kẽ các câu chuyện là những lời kêu gọi mua hàng vì số lượng có hạn.

Chốt đơn mỏi tay nhờ đi học livestream - Ảnh 1.

Mỗi ngày, chị Trinh dành khoảng 2 tiếng để livestream

Đánh vào "nỗi đau" của khách hàng cũng là một trong những bí quyết chị thường sử dụng để gia tăng tỷ lệ chốt đơn. Biết rõ tệp khách xa quê thường gặp các vấn đề như nhớ hương vị quê nhà hay cơm mẹ nấu, chị Trinh liên tục nhấn mạnh các nguyên liệu có nguồn gốc từ Việt Nam, nêm nếm chuẩn nhà làm.

Những kỹ năng kể trên được chị Trinh học từ một khóa học livestream tại Việt Nam thông qua nền tảng trực tuyến. Kinh doanh đồ ăn Việt Nam tại Đài Loan được 6 năm, đều đặn từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, chị lại "lên sóng" quảng bá các sản phẩm của mình.

"Có những hôm nói khàn cổ suốt 2 tiếng cũng chỉ vỏn vẹn 5 người xem. Những hôm lượt người xem ổn định, nói rất hăng nhưng đến 1 tiếng sau lại chẳng biết nói gì", chị chia sẻ.

Để cải thiện các vấn đề đang gặp phải, chị tìm đến khóa học livestream với học phí 6 triệu. Thông qua trường lớp, các buổi phát trực tiếp của chị cũng dần bài bản hơn. Từ đó, số tiền kiếm được cũng tăng vọt. Những ngày cao điểm, chị có thể bỏ túi 50.000 Đài Tệ (khoảng 40 triệu đồng), tăng 50% so với trước đây. Những món ăn trước đây được liệt vào dạng "ế" nay cũng được bán sạch.

Từng đào tạo hơn 500 học viên, anh Nguyễn Minh Tân (giảng viên dạy livestream) cho biết xu hướng đi học livestream tăng đột biến từ năm 2023, dưới sự bùng nổ mạnh mẽ của nền tảng Tik Tok shop. Tìm đến các lớp học livestream, khoảng 70% là các CEO, chủ shop, chủ doanh nghiệp, số còn lại là các KOC, host livestream và MC.

Chốt đơn mỏi tay nhờ đi học livestream - Ảnh 3.

Một lớp học livestream thường có tối đa 12 học viên, thời lượng học 9 buổi

Đến với khóa học, học viên sẽ biết được cách xây dựng 1 buổi livestream bán hàng hiệu quả, cách xây dựng kịch bản bán hàng, bí quyết chốt đơn, các lưu ý khi livestream trên các nền tảng,... Bên cạnh 30% học phần thực hành, học viên sẽ được thực hành trong 70% khóa học còn lại. Cụ thể, học viên được yêu cầu tập rèn sự tự tin khi đứng trước ống kính, tập viết từ láy để gia tăng vốn từ, tập đọc báo để gia tăng phát âm, tốc độ khi livestream, tập phân tích chân dung khách hàng, tập review sản phẩm. Song song đó, anh còn có buổi học chuyên sâu về nền tảng Tik Tok shop dưới sự hỗ trợ của chuyên gia.

Yếu tố giải trí cũng là điều đáng được lưu ý trong việc xây dựng kịch bản livestream. Khi những buổi livestream nói "ra rã" không còn đủ sức hút giữ chân khách hàng, người bán buộc phải thay đổi phong cách. Anh Tân từng gợi ý cho một học viên bán sâm, nấm, thảo dược Hàn Quốc mặc hanbok khi livestream, hiệu quả kinh doanh cũng tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, học viên còn được học cách đối mặt với các sự cố. Chẳng hạn, khi xuất hiện bình luận hạ thấp uy tín sản phẩm, thương hiệu. Nếu lờ đi, thương hiệu sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng. Trong trường hợp người livestream phản ứng gay gắt, vô tình sẽ biến mình thành người không biết lắng nghe khách hàng.

"Lúc này, cần hỏi thật kỹ thông tin đơn và cung cấp các chính sách hỗ trợ cho khách hàng, người livestream sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn", anh nói.

Chốt đơn mỏi tay nhờ đi học livestream - Ảnh 4.

Học viên thực hành livestream tại lớp

Không riêng các doanh nghiệp lớn, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống cũng bắt đầu đi học livestream để "chuyển mình". Kinh doanh mặt hàng bánh kẹo tại chợ Hạnh Thông Tây, sau nửa năm gồng lỗ, anh Ngọc Phú (quận Gò Vấp) quyết định bán hàng thêm dưới hình thức livestream nhằm cải thiện tình hình. Để các buổi phát trực tiếp trở nên hiệu quả, bài bản, anh đến gõ cửa một lớp học livestream tại quận Bình Thạnh.

Dù đã có kinh nghiệm chào hàng, giới thiệu sản phẩm hơn 10 năm nay, lần đầu tiên đứng trước ống kính, người đàn ông gần 40 tuổi không khỏi bối rối. Sau nhiều bài tập luyện làn hơi, phát âm, chất giọng Quảng Ngãi của anh cũng dần trở nên dễ nghe hơn. Bên cạnh đó, anh còn học được cách xây dựng hình ảnh, uy tín cá nhân trên mạng xã hội.

Đều đặn 2 lần/ngày, anh Phú lại bật điện thoại phát trực tiếp ngay tại cửa hàng. Từ tình huống gồng lỗ đi chi trả tiền mặt bằng, nhập hàng, nay cửa hàng của anh có doanh thu trung bình lên đến 20 triệu. Tính luôn cả những đơn hàng sỉ làm giỏ quà Tết, lượng hàng bán ra tăng lên 40% so với trước đây. Trong đó, có hơn phân nửa là khách hàng mới.

"Việc học livestream đã mở ra cho gia đình tôi một cơ hội, nhất là vào thời buổi khó khăn hiện nay", anh chia sẻ.

Chốt đơn mỏi tay nhờ đi học livestream - Ảnh 5.

Cùng với kỹ năng chuyên môn, học viên còn được hướng dẫn cách ăn mặc, trang điểm

Anh Tân đặc biệt ấn tượng với một học viên 49 tuổi đang kinh doanh mặt hàng quần áo may mặc tại Thủ Dầu Một. Ngày đầu tiên, khi được yêu cầu thực hành, chị không thể nói gì vì ngượng. Qua nhiều bài tập với độ khó tăng dần, độ dạn dĩ của chị cũng được tăng theo. Đến cuối khóa, chị không quên cảm ơn anh Tân vì đã giúp chị "khai khẩu".

"Nhiều người đến học livestream với mục đích tăng doanh thu. Thế nhưng, song song đó cũng có nhiều người đến chỉ đến giúp bản thân tự tin, dạn dĩ hơn. Nhìn thấy những học viên nhút nhát ngày càng trở nên sôi nổi, dám đứng trước ống kính để giao lưu với người xem chính là một thành công của tôi", anh Tân chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gạo đắt nhất thế giới 2,5 triệu đồng/kg

Gạo đắt nhất thế giới 2,5 triệu đồng/kg

Nhật Bản là quốc gia sở hữu loại gạo đắt nhất thế giới, có tên Kinmemai Premium.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, trong đó có việc đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị...

Diện áo blouse với 4 kiểu quần và chân váy này sẽ giúp bạn mặc đẹp suốt mùa hè

Diện áo blouse với 4 kiểu quần và chân váy này sẽ giúp bạn mặc đẹp suốt mùa hè

Dưới đây là 4 kiểu quần, chân váy bạn nên thử kết hợp với áo blouse để tạo nên phong cách đẹp và thời thượng suốt mùa hè.

Hé lộ kịch bản Việt Nam đón các công ty chip bán dẫn

Hé lộ kịch bản Việt Nam đón các công ty chip bán dẫn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Đỗ Thành Trung hôm nay hé lộ kịch bản thu hút các "đại bàng" công nghệ của thế giới, đặc biệt là các tập đoàn chip bán dẫn.

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.