Chủ nhật, 19/05/2024

Chính thức vận hành cầu vượt sông Sài Gòn nối Bình Dương và Tây Ninh

26/12/2022 1:15 PM (GMT+7)

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh đã chính thức đưa vào vận hành tại lễ khánh thành công trình ngày 26/12, sau hơn 2 năm khởi công xây dựng.

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn có ý nghĩa quan trọng, bắt nguồn từ quyết tâm của lãnh đạo 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, nhất là các công trình mang tính động lực, thúc đẩy phát triển không chỉ 2 địa phương mà còn cả khu vực Đông Nam bộ.

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương - Tây Ninh

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu trên, từ năm 2018, lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh đã có buổi làm việc thống nhất việc đầu tư, xây dựng tuyến đường và cầu kết nối giữa hai tỉnh.


Lễ khánh thành dự án đường và cầu kết nối 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh . Ảnh: Trần Khánh

Lễ khánh thành dự án đường và cầu kết nối 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh . Ảnh: Trần Khánh

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh nằm trong các dự án tổng thể, nhằm hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ liên vùng nói chung, giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh nói riêng.

Lãnh đạo 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh cùng với Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dư Lễ khánh thành. Ảnh: Trần Khánh

Lãnh đạo 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh cùng với Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự lễ khánh thành. Ảnh: Trần Khánh

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh có tổng mức đầu tư trên 920 tỷ đồng được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của cả hai địa phương.

Trong đó, tỉnh Tây Ninh đầu tư thực hiện dự án công trình nâng cấp, mở rộng đường Đất Sét - Bến Củi, kết nối đồng bộ với công trình cầu vượt sông Sài Gòn, chiều dài hơn 12km, kinh phí hơn 517 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Dương đầu tư trên 412 tỷ đồng để xây dựng cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh và phần đường kết nối từ cầu đến đường DT744

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh nằm trong các dự án tổng thể, nhằm hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ liên vùng nói chung, giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh nằm trong các dự án tổng thể, nhằm hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ liên vùng nói chung, giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối 2 tỉnh do tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng, có chiều dài suốt tuyến hơn 800m. Trong đó phần cầu vượt sông dài hơn 330m. Phần cầu được bê tông cốt thép dự ứng lực, tuổi thọ thiết kế 100 năm.

Tỉnh Bình Dương đầu tư trên 412 tỷ đồng để xây dựng cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Tỉnh Bình Dương đầu tư trên 412 tỷ đồng để xây dựng cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Tuyến đường được thiết kế với vận tốc 80km/giờ. Nền đường rộng 28,5m, quy mô 6 làn xe; được bố trí dải phân cách giữa, dải an toàn và lề đường; hệ thống chiếu sáng, sơn đường, biển báo.

Đoạn đường dân sinh dưới chân cầu được thiết kế với vận tốc 20km/h; kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa nóng. Trụ cầu được đúc cao so với mặt nước sông, tạo sự thông thoáng cho thuyền bè qua lại.

Động lực phát triển từ công trình cầu đường kết nối Bình Dương - Tây Ninh

Ông Nguyễn Phương Linh - Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cũng cho biết, vượt qua nhiều khó khăn, nhất là quãng thời gian bùng phát dịch Covid-19, các đơn vị thi công đã nỗ lực tăng ca, tăng cường nhân công, thiết bị để hoàn thành thông xe cho người 2 tỉnh.

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh nhìn từ trên cao. Ảnh: T.L

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh nhìn từ trên cao. Ảnh: T.L

Cầu và đường được kết nối sẽ tạo thuận lợi nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân 2 tỉnh nói riêng và khu vực nói chung. Khai thác được lợi thế kết nối này sẽ tạo cơ hội để phương phát triển kinh tế địa phương.

"Sau khi dự án động lực kết nối này hoàn thành, huyện Dầu Tiếng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lại hệ thống giao hiện nay, cũng như tích hợp cho đồng bộ quy hoạch giao thông mới trên địa bàn huyện", ông Linh cho biết.

Công trình cầu vượt sông Sài Gòn kết nối Bình Dương và Tây Ninh chính thức vận hành - Ảnh 7.

Cầu vượt sông Sài Gòn có nền đường rộng 28,5m, quy mô 6 làn xe; được bố trí dải phân cách giữa, dải an toàn và lề đường; hệ thống chiếu sáng, sơn đường, biển báo. Ảnh: T.L

Theo ông Dương Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, công trình vượt sông Sài Gòn là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh.

Công trình này góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh; thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các khu công nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân hai tỉnh, tạo điều kiện để phát triển du lịch giữa hai địa phương.

Trụ cầu vượt sông Sài Gòn được đúc cao so với mặt nước sông, tạo sự thông thoáng cho thuyền bè qua lại. Ảnh: T.L

Trụ cầu vượt sông Sài Gòn được đúc cao so với mặt nước sông, tạo sự thông thoáng cho thuyền bè qua lại. Ảnh: T.L

Trong tương lai, công trình cầu vượt sông Sài Gòn còn giúp rút ngắn khoảng cách từ hai tỉnh Bình Dương Tây Ninh đi sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai), các cảng nước sâu tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, góp phần giảm tải cho Quốc lộ 22 và quốc lộ 22B.

"Công trình kết nối do 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Dương chung tay thực hiện sẽ tạo bước đột phá trong kết nối vùng, thúc đẩy phát triển không chỉ 2 địa phương mà còn cả khu vực Đông Nam Bộ", ông Thắng nói.

Theo Dân Việt

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.