Thứ sáu, 29/03/2024

Chính sách thuế - đòn bẩy vực dậy doanh nghiệp

19/10/2021 7:00 AM (GMT+7)

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Quốc hội và Chính phủ đã liên tiếp có nhiều chính sách thuế hỗ trợ DN có thêm nguồn lực tài chính giúp tăng sức chống chịu và vượt qua khó khăn trước các nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn hoặc giảm sút sức mua thị trường.

Chính sách thuế - đòn bẩy vực dậy doanh nghiệp - Ảnh 1.

Làm thủ tục hành chính tại Chi cục Thuế quận Tây Hồ. Ảnh: Việt Linh

 

Cắt giảm, giãn, miễn hàng trăm tỷ đồng tiền thuế

Cụ thể, cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho các DN chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ, có doanh số dưới 200 tỷ đồng/năm; kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 1/1/2021 tới năm 2025 (miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm); miễn thuế nhập cho các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 theo Quyết định số 155 và 1921/QĐ-BTC của Bộ Tài chính; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021 hỗ trợ ngành hàng không (số tiền ước tính giảm khoảng 900 tỷ đồng); cho phép khấu trừ các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 của DN, tổ chức khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN (ước tính số tiền thuế DN được giảm nghĩa vụ khoảng 170 tỷ đồng/năm)…

Đặc biệt, trong 2 năm 2020 và 2021, Chính phủ đã thực thi chính sách giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế TNDN, tiền thuê đất, thông qua Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2020; Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Đối tượng áp dụng là các DN, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong hơn 50 lĩnh vực cụ thể cả trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cũng như các DN nhỏ và siêu nhỏ; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là DN, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của NHNN Việt Nam. Thời gian được gia hạn từ 3 - 6 tháng và người nộp thuế thực hiện nộp chậm nhất vào cuối năm 2021... Tổng số tiền dự kiến được hoãn, giãn nộp thuế ước tính khoảng 115.000 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 9/2021, số tiền hỗ trợ và gia hạn cho người dân và DN là 78.000 tỷ đồng.

Nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, với 4 nhóm nội dung quan trọng: Thứ nhất, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế thu nhập DN theo quy định của Luật Thuế TNDN có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2020. Dự kiến số giảm thu NSNN theo đề xuất này là khoảng 2.200 tỷ đồng. Thứ hai, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi ngành nghề, địa bàn, các hình thức, phương pháp khai thuế, nộp thuế. Dự kiến số giảm thu NSNN theo phương án này là khoảng 8.800 tỷ đồng.

Thứ ba, giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/10 - 31/12/2021 đối với DN, tổ chức hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch; hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí. Cụ thể, DN, tổ chức có hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực này thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; DN, tổ chức nào thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng. Dự kiến số giảm thu NSNN theo phương án này là khoảng 5.000 tỷ đồng. Thứ tư, miễn tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp tiền thuê đất phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với DN, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020, không áp dụng với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp. Dự kiến số giảm thu NSNN theo phương án này là 5.300 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, tính chung việc thực hiện 4 nội dung nêu trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 21.300 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ cho DN, người dân năm 2021 là khoảng 140.000 tỷ đồng; Trong đó, gói gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã ban hành khoảng 118.000 tỷ đồng; gói miễn giảm thuế, miễn tiền chậm nộp theo các nội dung đề xuất nêu trên là khoảng 21.300 tỷ đồng.


Năm 2021, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đặc biệt là đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 3, thứ 4, Bộ Tài chính đã đề xuất duy trì miễn giảm cho khoảng 30 loại phí, lệ phí có tác động đến hoạt động của DN, cũng như người dân; duy trì chế độ giảm thuế suất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ các ngành hàng nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

Chuyên gia lưu ý, tất cả các công ty chứng khoán khác dù công nghệ có mạnh cỡ nào vẫn dễ gặp phải tình huống tương tự VNDirect nếu nhân viên của họ thiếu ý thức, mất cảnh giác với các đường link "lạ".

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Ngân hàng HSBC toàn cầu vừa công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN (ASEAN Growth Fund) trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số ở Việt Nam và khu vực mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ.

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s vừa nâng bậc nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng cho một ngân hàng ở Việt Nam, và nâng hạng triển vọng cho một nhà băng khác.

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi 1.125 tỷ đồng năm 2022 và vừa lãi tiếp 1.782 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, Công ty kiểm toán Ernst & Young vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này và đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp kiểm toán đặt nghi ngờ với DN nhà bầu Đức.