Thứ năm, 25/04/2024

Chiến lược nuôi biển

27/10/2021 7:00 AM (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1664/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chiến lược nuôi biển - Ảnh 1.

Lồng nuôi cá trên biển.

Quyết định trên được kỳ vọng đưa công nghiệp nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng của kinh tế biển nước ta và sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu về công nghiệp nuôi biển khu vực châu Á và đứng trong tốp 5 trên thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm nuôi biển. Với mục tiêu đến năm 2030, đưa tổng điện tích nuôi biển đạt 300.000ha, tổng sản lượng nuôi biển đạt 1,45 triệu tấn...

Việt Nam có hơn 3.000km bờ biển kéo dài từ Móng Cái, Quảng Ninh đến mũi Cà Mau cùng hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm trên hải phận Biển Đông; vùng biển có đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2. Đây là tiềm năng lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Theo các chuyên gia thủy sản, nuôi biển sẽ góp phần giảm phụ thuộc vào khai thác hải sản tự nhiên, Việt Nam có thể phát triển từ 2-3 triệu tấn hải sản nuôi biển gồm những loài thủy sản ăn lọc, giáp xác, nhuyễn thể... có thể tận dụng thức ăn tự nhiên mà không mất chi phí thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, lại có tác dụng hấp thu các tác nhân gây ô nhiễm khác trong khí quyển và đại dương.

Thực tế, nuôi biển đã và đang phát triển tại nhiều địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Yên, Kiên Giang, Cà Mau. Từ 38.800ha nuôi biển vào năm 2010, đến năm 2020, tổng diện tích nuôi biển cả nước đã đạt 256.479ha với sản lượng thu hoạch gần 604.000 tấn.

Nuôi biển đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển; giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tuy vậy, nghề nuôi biển ở nước ta hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế vốn có. Đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ nuôi biển còn dàn trải, thiếu đồng bộ, việc quản lý và sử dụng các công trình, các dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Thế nên, nuôi biển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu, nuôi gần bờ là chính, lồng bè cũng đơn giản, sơ sài. Một số vùng nuôi nằm chồng lấn, xung đột với các ngành kinh tế khác, mật độ lồng nuôi ngày càng gia tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch tại các vùng nuôi.

Đặc biệt, việc nghiên cứu sản xuất con giống cũng còn hạn chế, chưa được nghiên cứu, sản xuất theo quy trình, công nghệ cao chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm. Dẫn đến, nuôi biển hiện nay chủ yếu sử dụng cá tạp, dễ gây ô nhiễm môi trường, khó kiểm soát được dịch bệnh.

Rõ ràng, diện tích nuôi biển chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước là một “lỗ hổng” cần được ngành thủy sản sớm khắc phục trong thời gian tới. Hiện, chúng ta đang còn “bỏ ngỏ” diện tích nuôi biển ước đạt 500.000ha; trong đó, vùng bãi triều 153.300ha, vùng vũng vịnh và ven đảo 79.790ha, biển xa bờ 166.910ha. Ngoài ra, ngành thủy sản cũng chưa phát huy hết năng lực của 51 cơ sở sản xuất giống cá biển, sản lượng sản xuất thực tế đạt 509 triệu con, 764 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp...

Nhiều chuyên gia cho rằng, để tăng mạnh được sản lượng nghề nuôi biển, phải mạnh dạn phát triển nuôi xa bờ thay vì chỉ nuôi ven bờ như hiện nay. Muốn vậy, lĩnh vực này rất cần vốn đầu tư lớn với sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn sẵn sàng đầu tư công nghệ, thúc đẩy chuyển hướng nuôi biển xa bờ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hỗ trợ các địa phương tháo gỡ vướng mắc về việc giao mặt biển nuôi trồng; ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn công trình nuôi biển quy mô công nghiệp; đồng thời có chính sách thu hút đầu tư, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ nuôi biển tiên tiến và phương thức quản lý khoa học, hiện đại.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.