![]() |
Implant được cấy vào xương hàm thay thế cho răng đã mất |
Nhu cầu dịp đầu năm tăng cao
Implant (nhân tạo) dùng trong nha khoa là một trụ nhỏ làm bằng chất liệu titanium (có thể thích ứng với cơ thể, tỷ lệ đào thải chưa đến 1%).
Về nguyên lý hoạt động, implant được cấy vào xương hàm thay thế cho răng đã mất. Trụ titanium sẽ kết hợp vững chắc vào xương, đóng vai trò như một chân răng, phía trên gắn mão răng sứ như răng thật.
Nhờ đặc tính này mà cấy ghép implant có thể xem là giải pháp tối ưu nhất cho nhiều trường hợp liên quan mất chân răng, tái tạo răng và phục hồi xương hàm hiện nay.
Trong giai đoạn đầu năm hiện nay, nhu cầu cấy ghép implant cũng tăng cao. Đại diện Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn (Quận 5, TP.HCM) nhận định: “Đối tượng phổ biến của cấy ghép implant thường ở độ tuổi từ 35-50 tuổi. Vì thế, giai đoạn có nhiều ngày nghỉ lễ như quý 1 (Tết, giỗ Tổ Hùng Vương) hoặc các đợt làm việc tại nhà (để chống dịch) đầu năm nay sẽ giúp họ có thời gian sắp xếp công việc để thực hiện dịch vụ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giai đoạn phục hình (hồi phục sau cấy ghép) cũng hạn chế được nhiều bất tiện hơn”.
Dù cấy ghép implant được đánh giá là dịch vụ phổ biến của ngành nha khoa trong nước hiện nay, nhận thức về dịch vụ này vẫn chưa cao.
Sở hữu nhiều ưu điểm cùng nhu cầu cao thời điểm đầu năm, dễ thấy thị trường cấy ghép implant sẽ sôi động với nhiều khuyến mãi, lời quảng cáo của các cơ sở nha khoa. Tuy nhiên, sự cẩn trọng là cần thiết, nhất là khi cấy ghép implant thực chất là dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao và không phải cơ sở nha khoa nào cũng thực hiện dịch vụ đúng “chuẩn".
![]() |
Ths, Bs Nguyễn Quang Tiến |
Cấy ghép implant cần “đúng chỗ”
Ths, Bs Nguyễn Quang Tiến, một chuyên gia đầu ngành về răng hàm mặt tại Việt Nam cho biết: “Tính đến nay, cấy ghép implant gần như là giải pháp tốt nhất trong lĩnh vực điều trị và phục hồi răng đã mất. Song, dịch vụ này lại chống chỉ định với một số bệnh lý nền như tiểu đường, loãng xương…”.
Vì thế, theo một quy trình chuẩn, trước khi cấy ghép implant, bệnh nhân cần được xét nghiệm máu. Nếu xuất hiện các bệnh lý nền chống chỉ định như đang dùng thuốc loãng xương, tiểu đường... thời gian thực hiện cấy ghép implant sẽ phải hoãn lại cho đến khi bệnh lý nền đã cải thiện.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng được khuyến nghị chọn lựa mô hình bệnh viện răng hàm mặt thay vì phòng khám nha khoa cho dịch vụ cấy ghép implant - nhất là cấy ghép đa implant (2 implant trở lên).
“Cấp bệnh viện có đủ các khoa liên quan (cấp cứu, khoa tim mạch, khoa xét nghiệm…) nên khả năng quản trị rủi ro và xét nghiệm chuyên môn bước đầu được chuẩn xác. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian đi lại nhiều địa điểm, đồng thời cung cấp một điểm khám, điều trị an toàn, uy tín, chuyên môn cao hơn”, bác sỹ Tiến chia sẻ.
Với nhiều ưu điểm so với phòng khám cùng mức phí cạnh tranh, mô hình bệnh răng hàm mặt tại Việt Nam đang trở thành lựa chọn tối ưu cho nhiều bệnh nhân - nhất là các trường hợp đòi hỏi chuyên môn cao như cấy ghép đa implant.
Trong khi đó, mô hình phòng khám sẽ có một số hạn chế như không được phép nhận các ca ghép từ hai Implant trở lên, không được ghép xương tự thân; không hỗ trợ được các kỹ thuật như tiền mê, gây mê,… ; không có khoa cấp cứu, hồi sức.. Một số phòng khám quy mô nhỏ, các thiết bị có thể sẽ không được trang bị đầy đủ, chất lượng của các y bác sĩ không đủ tốt, dẫn đến việc cho ra các Implant kém chất lượng.
“Nếu có những vấn đề xảy ra đột xuất, các phòng khám sẽ không thể xử lý được. Đó là lý do Bộ Y Tế ra quy định những ca lớn như cấy implant toàn hàm, từ 2 implant trở lên thì phải làm ở bệnh viện”, bác sỹ Nguyễn Quang Tiến nói thêm
Quy định hiện hành cũng đã nhấn mạnh vấn đề này khi chỉ cho phép cấy ghép 2 implant (All on 4, All on 6) trở lên thực hiện tại cấp bệnh viện nha khoa thay vì cấp phòng khám như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Hiện nay tại TP.HCM chỉ có 3 đơn vị được cấp phép hoạt động theo mô hình bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt. Trong đó, có 1 bệnh viện răng hàm mặt tư nhân là Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn tại Quận 5 (hoạt động từ năm 2020). Hai bệnh viện công lập đã được thành lập trước đó lần lượt là Bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt (RHM) Trung ương và Bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt TP.HCM.
Gửi bình luận