Thứ sáu, 19/04/2024

Cấp bách chuyển hướng thị trường

07/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Trước việc nông dân gia tăng sản xuất thì nông sản lại ùn ứ, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, không nên mãi phụ thuộc vào một thị trường.


Là DN lớn chuyên xuất khẩu nông sản trong đó có xuất sang Trung Quốc, nhưng thời gian gần đây, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã ngưng đưa hàng sang thị trường này bằng đường bộ, đồng thời chuyển sang xuất chính ngạch bằng đường biển. Bên cạnh đó, công ty xuất hàng sang các thị trường khác như châu Á, Trung Đông, Mỹ.

Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu cho biết: “Ngay khi cửa khẩu tắc, khâu thu mua ở các vùng nông sản cũng chững lại. Một số loại trái cây bị ảnh hưởng nặng nhất do ùn tắc dưa hấu, xoài, thanh long”.

Cấp bách chuyển hướng thị trường - Ảnh 1.

Thanh long ruột đỏ giá bèo bán đầy đường TPHCM. Ảnh: U.P

Theo bà Vy, về lâu dài cần đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường Trung Quốc. Đồng thời, cần một kênh thông tin chính thống cập nhật nhanh diễn biến thị trường, sức tiêu thụ cũng như cảnh báo về rủi ro, biện pháp xử lý cho các đơn vị xuất khẩu, nông dân và cơ quan quản lý nhà nước. DN có thể căn cứ vào đó để chủ động trong việc thu mua, nông dân chủ động trong sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng để xuất khẩu.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, nhà sáng lập thương hiệu cà phê nông sản Meet More cho rằng, từ nhiều năm nay, tình trạng nông sản ùn ứ đã diễn ra rất nhiều lần. “Do đó, DN xuất khẩu không nên chỉ tập trung bán hàng ở một nơi mà phải đa dạng thị trường, tiến tới chế biến sâu, sấy khô… thay vì trồng và xuất hàng tươi như hiện nay. Theo đó, vừa nâng cao được giá trị nông sản, vừa đảm bảo được khâu bảo quản, đi được nhiều thị trường xa hơn như châu Âu, Mỹ. Ngoài tạo ra sản phẩm khác biệt, chúng ta cũng cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký như EVFTA, RCEP… để xuất khẩu nông sản”, ông Luận nói.

Theo Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, một trong những điểm yếu của Việt Nam là chế biến nông sản. Khi bán không hết nông sản tươi, ta có thể chuyển sang chế biến rau củ quả sấy, mứt, rượu vang... từ các loại trái cây. Việt Nam cần đẩy mạnh chế biến. Muốn đẩy mạnh chế biến, Nhà nước cần phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác vì lâu nay, nông dân trồng trọt riêng lẻ, diện tích nhỏ. Bộ Công Thương cần đại diện kết nối cung cầu giữa DN với hợp tác xã và Nhà nước tìm đầu ra cho nông sản, đồng thời đẩy mạnh khuyến khích “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, trong đó có cả nông sản. “Nói gì thì nói, mấu chốt cơ bản là người sản xuất, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy. Họ cần làm tốt thương hiệu, xúc tiến vào sâu thị trường nội địa, có mã vùng, mã vạch, xuất xứ đầy đủ...”, bà Mai khẳng định.

Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM Phạm Ngọc Hưng cho rằng, Nhà nước cần có một chính sách xuất khẩu rõ ràng với Trung Quốc và Bộ Công Thương đóng vai trò quan trọng. Không thể để tình trạng xuất khẩu nông sản manh mún như lâu nay. “Phải ký kết hợp đồng, xuất khẩu đàng hoàng chính ngạch với Trung Quốc, không nên xuất khẩu tiểu ngạch. Hơn nữa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công Thương cần phối hợp định hướng rõ nông dân nên trồng cây gì, sản lượng bao nhiêu, xuất khẩu vào thị trường nào… để tránh tình trạng bà con đổ xô trồng một loại cây với sản lượng quá nhiều như thanh long, trong khi hiện nay Trung Quốc cũng trồng thanh long”, ông Hưng nhấn mạnh.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, phương án tối ưu nhất là chuyển hướng và đa dạng hóa xuất sang các thị trường khác, vươn tới những thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ hay châu Âu. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang châu Âu đạt mức 3,2-3,5 tỷ USD nhưng mặt hàng rau quả chỉ chiếm khoảng 150 triệu USD, chưa đầy 10%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng mạnh, có nhà băng đẩy giá bán lên mức đỉnh 25.348 đồng/USD, thiết lập đỉnh cao mới. Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng nâng tỷ giá trung tâm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn trong nước lại vừa quay đầu tăng mạnh, có thương hiệu tăng giá vàng nhẫn tới 1 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá bán ra vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.