Thứ sáu, 17/05/2024

Cảnh cáo 2 nhà thầu gây 'vỡ' tiến độ dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

13/10/2022 7:00 PM (GMT+7)

Hai nhà thầu này chưa nghiêm túc trong thi công, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc giải ngân vốn và chậm tiến độ gói thầu XL-02 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa cảnh cáo hai nhà thầu là Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Công ty CP Tập đoàn Cienco 4. Hai nhà thầu này chưa nghiêm túc trong thi công, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc giải ngân vốn và chậm tiến độ gói thầu XL-02 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Theo Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận, tại cuộc họp ngày 7/9 và theo văn bản ngày 8/9, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn cam kết tiến độ thi công tại gói thầu XL-02 với các mốc thời gian: Đắp gia tải giai đoạn 2 hoàn thành trước ngày 15/10; cầu Xẻo Lò hoàn thành bê tông xà mũ ngày 9/10, bắt đầu lao dầm ngày 18/10, hoàn thành bản mặt cầu 3 nhịp ngày 20/11.

Tuy nhiên, từ ngày 10/9 đến nay, tiến độ thi công nhà thầu vẫn không chuyển biến đáng kể. Cụ thể, khối lượng đắp gia tải giai đoạn 2 trên tuyến chính thi công cầm chừng, mới đạt gần 17.000m3/48.500m3; cầu Xẻo Lò chưa hoàn thành bê tông xả mũ, chưa nhập gối về công trường để đổ đá kê gối thi công lao dầm.

Việc chậm tiến độ thi công theo cam kết thuộc trách nhiệm chủ quan của các nhà thầu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch giải ngân, thời gian dỡ tải để thi công kết cấu mặt đường và thời gian hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Cảnh cáo 2 nhà thầu gây 'vỡ' tiến độ dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ - Ảnh 1.

Tiến độ thực hiện dự án tính đến ngày 30/9/2022 đạt gần 49% (ảnh minh họa: CK).

Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, kế hoạch giải ngân theo mục tiêu đề ra, Ban QLDA Mỹ Thuận cảnh cáo Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn chưa nghiêm túc thực hiện kế hoạch do chính đơn vị đề ra và các yêu cầu của Ban QLDA Mỹ Thuận để đẩy nhanh tiến độ thi công. Đặc biệt là cầu Xẻo Lò tiến độ thi công các hạng mục chậm 4 tháng so với kế hoạch.

Ban QLDA Mỹ Thuận yêu cầu nhà thầu này đẩy nhanh tiến độ đắp gia tải giai đoạn 2 tuyến chính, xong trước ngày 20/10. Đối với cầu Xẻo Lò, tập trung nguồn lực tài chính, nhân lực, tổ chức thi công 3 ca, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành xả mũ T1 ngày 15/10; hoàn thành lao dầm ngày 28/10 và hoàn thành bản mặt cầu ngày 20/11.

Đối với nhà thầu là Công ty CP Tập đoàn Cienco 4 (cũng thuộc gói thầu XL-02), tại hạng mục cầu Ba Càng, đơn vị này cam kết hoàn thành lao dầm 5 nhịp ngày 10/10, hoàn thành bản mặt cầu 5 nhịp ngày 31/10. Tuy nhiên, từ ngày 10/9 đến nay, tiến độ thi công nhà thầu vẫn không chuyển biến đáng kể, tiến độ lao dầm rất chậm, mới lao dầm được 1 nhịp (tổng số 5 nhịp).

Ban QLDA Mỹ Thuận cảnh cáo Công ty CP Tập đoàn Cienco 4 chưa nghiêm túc thực hiện kế hoạch, đồng thời yêu cầu đơn vị này tập trung nguồn lực, tổ chức thi công 3 ca, tăng mũi đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Ba Càng, hoàn thành lao dầm trước ngày 25/10, hoàn thành bê tông bản mặt cầu trước ngày 10/11.

Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ giai đoạn 1 có chiều dài gần 23km, đi qua địa phận hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng trên 4.800 tỷ đồng, sử dụng vốn đầu tư công; khởi công ngày 4/1/2021, đưa vào khai thác năm 2023.

Tại buổi kiểm tra hiện trường dự án hôm 5/10, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận báo cáo công việc cụ thể của từng nhà thầu trong từng mốc công việc... Các nhà thầu phải huy động nhân lực, bổ sung thiết bị, máy móc để tập trung thi công; chủ động lập lại tiến độ chung cho dự án…

Thông tin với Tiền Phong, đại diện Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, tiến độ thực hiện dự án tính đến ngày 30/9/2022 đạt gần 49%, xấp xỉ kế hoạch.

Theo Tiền phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.