Thứ ba, 07/05/2024

Cần Thơ nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn trái

16/06/2022 6:00 PM (GMT+7)

Cây ăn trái là một trong những mặt hàng nông sản được nông dân TP Cần Thơ trồng với diện tích khá cao. Hằng năm, sản lượng cây ăn trái được thu hoạch bán nội địa và xuất khẩu cho lợi nhuận khá cao.



Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái cây tại TP Cần Thơ cũng như các địa phương khác trong khu vực ĐBSCL giá bán thấp, tiêu thụ chậm, lợi nhuận không cao, gây khó khăn cho nhà vườn tái đầu tư sản xuất.

Cần Thơ nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn trái - Ảnh 1.

Sầu riêng ở huyện Phong Điền vào mùa thu hoạch, bán có giá cao, tăng lợi nhuận cho nông dân.


Theo ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Thành ủy Cần Thơ “Về xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, cây ăn trái là một trong những sản phẩm được đầu tư sản xuất với công nghệ hiện đại. Hiện nay, TP Cần Thơ đã hình thành và phát triển các vườn cây ăn trái kiểu mẫu kết hợp du lịch sinh thái. Điển hình, tổng diện tích cây ăn trái toàn thành phố năm 2021 đạt 23.639ha, tăng 48% so với năm 2016, trong đó hàng ngàn héc-ta vườn cây ăn trái phát triển kết hợp du lịch sinh thái. Sản lượng cây ăn trái thu hoạch năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2021 thu hoạch được 171.464 tấn, tăng 20% so năm 2020. Trong những năm qua, thành phố đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp xây dựng các sản phẩm cây ăn trái đặc trưng có thương hiệu và vùng sản xuất tập trung, như dâu Hạ Châu Phong Điền, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc Sông Hậu, nhãn, vú sữa Phong Điền… Hiện nay, thành phố có 15 hợp tác xã, tổ hợp tác trồng cây ăn trái đạt chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP, sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết: “Để đạt mục tiêu sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm cho cây ăn trái, ngành Nông nghiệp thành phố đã tăng cường công tác hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao cho nông dân, người trực tiếp sản xuất. Hoạt động này được thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, đồng thời hỗ trợ nâng cao trình độ tiếp nhận và áp dụng vào sản xuất cho người dân”.

Thời gian qua thành phố đã triển khai các công trình trọng điểm nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, cây ăn trái trên địa bàn, như nạo vét kênh Thốt Nốt, thực hiện dự án nạo vét kênh cấp 2 Ô Môn - Xà No, dự án kiểm soát lũ Nam Đòn Dông - Bắc Cái Sắn, dự án đê bao vườn cây ăn trái Phong Điền, Ô Môn… Ngoài ra, hằng năm thành phố triển khai nạo vét kênh nội đồng, củng cố nâng cấp bờ bao, đắp đập thời vụ, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát lũ, đảm bảo thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các kênh trục tạo nguồn cấp 1, cấp 2, kênh mương thủy lợi nội đồng cũng được nạo vét, hình thành các vùng thủy lợi khép kín (diện tích khép kín 87.000ha) phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho sản xuất…

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, bên cạnh các hoạt động trên, thành phố còn thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm cây ăn trái, nông nghiệp. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản; xây dựng hệ thống chợ đầu mối nông sản đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện chương trình liên kết vùng và tham gia bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và tổ chức quảng bá rộng rãi các sản phẩm nông nghiệp, cây ăn trái chủ lực của thành phố; thường xuyên theo dõi, phân tích, dự báo thông tin, nhu cầu của thị trường để định hướng phát triển nông nghiệp, cây ăn trái cho phù hợp…

Thời gian tới, thành phố tập trung phát triển thủy lợi đa mục tiêu, trong đó ưu tiên các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất cây trồng trên cạn, vùng sản xuất công nghệ cao, gắn với xây dựng đồng ruộng, phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái. Tiếp tục xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn chế ngập lụt, sạt lở, nhiễm mặn… ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông nội đồng, giao thông kết nối các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn với các đường tỉnh, quốc lộ nhằm kết nối không gian phát triển giữa các vùng, khu vực, địa phương để thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi lạnh, vận chuyển nông sản tươi sống, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhất là các kho dự trữ, bảo quản, kho lạnh, kho chứa lương thực, thực phẩm. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ công tác kiểm dịch thực vật, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Phát triển các khu, cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp gắn với các vùng chuyên canh; từng bước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, tạo điều kiện hiện đại hóa nông thôn; phát triển nền tảng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp…

Ông Nguyễn Ngọc Hè nhấn mạnh: “Để đổi mới hệ thống phân phối nông sản trong nước, trước hết thành phố sẽ kết nối hệ thống chế biến, phân phối và bán lẻ hiện đại, truyền thống với các chuỗi cung ứng nông sản và gắn với các vùng chuyên canh, liên kết để đưa nông sản vào các hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong nước. Thành phố sẽ hình thành hệ thống chợ đầu mối gắn với chuỗi logistics ở các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp… Với thị trường xuất nhập khẩu nông sản, đặc biệt là cây ăn trái, thành phố sẽ chủ động phát huy cơ hội của các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết để giữ ổn định thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin hiệu quả cho doanh nghiệp, người sản xuất chủ động thích nghi với những thay đổi về chính sách, các cam kết thương mại quốc tế. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản đáp ứng yêu cầu của ngành Nông nghiệp hàng hóa hiện đại, quy mô lớn và bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

4 tháng đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu ngành gỗ, dệt may, máy móc… tăng vọt. Dù vậy, chủ nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tại TP.HCM vẫn chưa thể lạc quan.

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Cộng tác theo mô hình tiếp thị liên kết của Shopee, nhiều đối tác hiện đang hoang mang vì rơi vào vòng xoáy nợ nần và có nguy cơ đối diện với pháp luật.

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Chỉ cần quan sát ở các chợ, siêu thị hoặc trên mạng xã hội, người tiêu dùng không khó nhận thấy mặt hàng rau, củ quả sấy được bày bán la liệt, đủ loại với nhiều mức giá khác nhau.

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, sức mua các loại nước giải khát, nước ép giải nhiệt tăng mạnh. Dừa tươi đang tăng giá sốc, người bán cũng đau đầu vì không có hàng để bán, xuất khẩu.