Thứ bảy, 20/04/2024

Cận Tết, ATM vắng khách, app ngân hàng nghẽn mạng

25/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Hiện vẫn chưa xảy ra tình trạng người dân xếp hàng dài rút tiền mặt tại các máy ATM dù Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã cận kề. Trong khi đó, giao dịch trực tuyến trên các ứng dụng ngân hàng lại gặp khó khăn, thường xuyên chập chờn, nghẽn mạng.

Cận Tết, ATM vắng khách, app ngân hàng nghẽn mạng - Ảnh 1.

Giám sát chặt chẽ để phát hiện và tiếp quỹ kịp thời đối với các ATM hết tiền. Ảnh: MB

Cụ thể, khảo sát một số điểm đặt máy ATM ở các khu đông dân cư, văn phòng trong quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai, lượng người đến rút tiền mặt những ngày qua rất thưa thớt, dù là cuối tuần và cũng là thời điểm cận tết, nhu cầu mua sắm, thanh toán tăng cao. Điều này trái ngược hẳn với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

 

Tất bật chuẩn bị mua sắm tết và sửa soạn cỗ cúng Táo quân, chị Hồ Trang (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Dịch bệnh phức tạp nên từ lâu tôi đã bỏ thói quen rút tiền mặt ra để chi tiêu. Mọi hàng hóa hầu như tôi đều đặt online và trả tiền qua ngân hàng. Nếu có đi mua hàng trực tiếp thì tôi cũng thường chọn các điểm mua sắm có thể chuyển khoản hoặc thanh toán qua thẻ để tránh tiếp xúc, lây lan dịch bệnh".

 

Trước đó, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước nhận định mùa Tết năm nay các ATM sẽ không quá tải như những năm trước đây. Lý do ông đưa ra là bởi dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người dân nên khả năng công nhân tập trung rút tiền mặt tại ATM tại các khu công nghiệp sẽ ít xảy ra hơn. Mặt khác, xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử cũng sẽ giúp cho phân tải từ hệ thống ATM sang chuyển tiền 24/7...

 

Trong khi ATM vắng khách thì những ngày qua, app ngân hàng lại như bị "tắc đường". "Các app ngân hàng có vẻ muốn nghỉ tết sớm khi mà thường xuyên báo lỗi không thể đăng nhập hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới đăng nhập được nhưng đến khi chuyển tiền thì cũng báo lỗi, không thành công", anh Đức Hùng (Ba Đình, Hà Nội) bức xúc.

 

Là hộ kinh doanh, anh Hùng cho biết, cuối năm là thời điểm thu hồi công nợ, dịch bệnh căng thẳng nên mọi khoản thu hoặc thanh toán anh đều ưu tiên chuyển khoản ngân hàng. Vậy mà tuần qua, app của mấy ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hay Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cứ thi thoảng lại báo "Kết nối đến hệ thống tạm thời bị gián đoạn. Vui lòng thử lại sau" hoặc "Hệ thống đang nâng cấp".

 

"Thậm chí có khi tôi chuyển tiền, app báo lỗi không thành công. Nhưng đến khi tôi chuyển lại lần nữa, thì lại thấy tin nhắn báo trừ 2 lần tiền. Khi cần kíp thì không chuyển được, khi lại phải tốn thời gian để chuyển qua chuyển lại nhiều lần vì lỗi mạng", anh Hùng chia sẻ.

 

Chị Xuân Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng gặp tình trạng tương tự: "Gia đình tôi đang trong thời gian tự cách ly vì có người nhiễm COVID-19 nên mọi hàng hóa mua bán, thanh toán hóa đơn đều trả tiền qua ngân hàng. Vậy mà mấy ngày nay, đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng nhiều lúc rất khó khăn chứ chưa nói đến các giao dịch khác, nhất là vào tầm cuối giờ chiều. Nhiều lúc chuyển tiền khác ngân hàng, đến bước nhập mã xác thực OTP thì ứng dụng "đơ" luôn, không hoạt động. Có khi app còn không hiện số dư tương ứng với tin nhắn báo nhận tiền".

 

Trao đổi về vấn đề này, theo đại diện một số ngân hàng, nhu cầu giao dịch tăng cao đột biến những ngày qua đã khiến hệ thống đôi khi bị quá tải gây gián đoạn dịch vụ. Các ngân hàng đều đã khẩn trương khắc phục để dịch vụ sớm ổn định trở lại.

 

Để tránh tình trạng nghẽn mạng khi giao dịch online hay phải chờ đợi, xếp hàng rút tiền tại ATM hoặc phòng giao dịch ngân hàng, các ngân hàng khuyến cáo người dùng nên có kế hoạch chuẩn bị trước và tránh vào dịp cao điểm.

 

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hầu hết các ngân hàng áp dụng nghỉ theo phương án đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ dành cho các bộ, công chức, người lao động. Cụ thể, lịch nghỉ tết ngân hàng áp dụng trong 9 ngày từ thứ Bảy ngày 29/1/2022 đến hết ngày Chủ nhật 6/2/2022 (tức từ ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần), trong đó tính cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.

 

Tuy các dịch vụ tại chi nhánh và quầy giao dịch tạm dừng hoạt động trong kỳ nghỉ tết nhưng theo thông báo của ngân hàng, các giao dịch qua ứng dụng di động như Internet Banking, Mobile Banking và hoạt động của hệ thống ATM… vẫn diễn ra bình thường. 

 

Lưu ý, trong dịp nghỉ tết, người dùng nên thực hiện chuyển khoản qua phương thức chuyển tiền nhanh 24/7 thay vì chuyển tiền thường. Và đối với những giao dịch lớn, khách hàng nên thực hiện trước kỳ nghỉ để tránh sai sót hoặc lỗi khi giao dịch.

 

Với giao dịch nạp tiền, nhiều ngân hàng đã trang bị máy ATM đa chức năng (CDM) cho phép nạp tiền trực tiếp như ATM của Vietcombank, Techcombank, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)... Do đó, khách hàng có thể nạp trực tiếp tiền mặt vào tài khoản thông qua các máy ATM này.

 

Cận tết cũng là lúc các kẻ gian lợi dụng lừa đảo chuyển tiền, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thường xuyên khuyến cáo người dân nên chủ động bảo mật các thông tin trong giao dịch ngân hàng, nhất là vào dịp Tết. Tuyệt đối không cung cấp tên truy cập, mật khẩu, mã OTP hay thông tin thẻ, tài khoản cho bất kỳ ai, kể cả người nhắn tin hay gọi điện thoại tự xưng là nhân viên ngân hàng.

 

Trong trường hợp nghi vấn có liên quan đến hành vi lừa đảo đối với giao dịch ngân hàng, người dùng cần ngay lập tức tạm khóa tài khoản hoặc đổi mật khẩu ứng dụng ngân hàng và liên hệ đường dây nóng của ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).