Thứ bảy, 18/05/2024

Các tỷ phú Việt đã mất gần 8 tỷ USD năm 2022

31/12/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo Forbes, số lượng tỷ phú USD của Việt Nam đã giảm xuống còn 6 người sau khi ông Bùi Thành Nhơn rời danh sách.


Trung tuần tháng 3 năm nay, khi Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới 2022, lần đầu tiên, Việt Nam có 7 tỷ phú USD trong danh sách với sự xuất hiện mới nhất của ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Nova Group. Trong khi đó, 6 cái tên quen thuộc còn lại gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Tuy nhiên, sau chưa đầy một năm, 2022 lại trở thành mốc thời gian đáng quên khi những rung lắc trên thị trường chứng khoán cùng bức tranh kinh tế nhiều biến động khiến tài sản ròng của các tỷ phú Việt giảm hàng tỷ USD.


Các tỷ phú Việt đã mất gần 8 tỷ USD năm 2022 - Ảnh 1.

Ông Bùi Thành Nhơn là người duy nhất rời khỏi danh sách tỷ phú USD Việt Nam do Forbes công bố năm 2022. Ảnh: NovaGroup.

Chỉ còn 6 tỷ phú USD

Tính đến cuối năm nay, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản ròng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, so với giá trị tài sản ròng ước tính hồi đầu năm khoảng 6,2 tỷ USD, vị tỷ phú này đã mất tới 2,2 tỷ USD, tương đương mức giảm ròng 25% tài sản trong năm nay. Hiện tại, ông Vượng cũng là vị đại gia mất nhiều tiền nhất trong năm 2022, theo số liệu từ Forbes.

Bên cạnh việc người giàu nhất Việt Nam sụt giảm hàng tỷ USD tài sản năm nay, ông Bùi Thành Nhơn, thậm chí đã rời khỏi danh sách tỷ phú USD từ vào giữa tháng 11 khi giá cổ phiếu NVL (Novaland) liên tục giảm mạnh, kéo khối tài sản ròng của ông Nhơn xuống dưới mốc 1 tỷ USD.

Hồi đầu năm, vị lãnh đạo Nova Group này từng được ước tính sở hữu khối tài sản ròng lên tới 2,9 tỷ USD và là người giàu thứ 4 tại Việt Nam. Tính đến ngày 10/11, tài sản ròng của Chủ tịch Nova Group chỉ còn 978,2 triệu USD. Sau khi mất vị trí tỷ phú, Forbes đã dừng cập nhật tài sản của ông Nhơn.

Ước tính, tài sản của vị đại gia này đã giảm sâu hơn nhiều so với lần cập nhật gần nhất. Hiện thị giá NVL chỉ giao dịch dưới vùng 15.000 đồng/cổ phiếu, giảm xấp xỉ 70% so với thời điểm Forbes cập nhật gần nhất (10/11).

Ngoài ông Nhơn, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - ông Trần Đình Long - cũng từng có thời điểm rời danh sách tỷ phú khi tài sản ròng rơi xuống dưới mốc tỷ USD. Theo đó, ngày 9/11, tài sản của ông Long từng giảm xuống còn 958 triệu USD, giảm 70% so với con số 3,2 tỷ USD ghi nhận hồi đầu năm.

Giai đoạn 11/3-9/11, cổ phiếu HPG của Hòa Phát đã giảm một mạch từ 47.600 đồng/đơn vị xuống còn 13.000 đồng, tương đương mức giảm 73%. Biến động này cũng khiến vốn hóa của Hòa Phát rơi khỏi top 10 niêm yết lớn nhất sàn HoSE.

Đây là lần thứ hai tài sản của ông Long giảm xuống dưới 1 tỷ USD. Vị này từng có thời gian ngắn (khoảng 9 tháng) ghi nhận tài sản ròng vượt mức 1 tỷ USD vào năm 2018 trước khi bị loại khỏi danh sách này.

Nhờ đà phục hồi của cổ phiếu HPG, ông Long nhanh chóng lấy lại vị trí tỷ phú sau khoảng một tuần. So với ngày 9/11, thị giá HPG đã tăng khoảng 38%.

Tuy vậy, hiện khối tài sản ròng của ông chủ Tập đoàn Hòa Phát được ước tính vào khoảng 1,5 tỷ USD, cũng giảm 1,7 tỷ USD so với đầu năm.

Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với ba tỷ phú USD của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang, với giá trị tài sản giảm hàng tỷ USD từ đầu năm đến nay.

Trong đó, vị nữ CEO Vietjet Air hiện sở hữu 2,3 tỷ USD tài sản ròng, giảm 800 triệu USD (-25%) so với đầu năm; Chủ tịch Techcombank sở hữu 1,6 tỷ USD, giảm 700 triệu USD (-30%); Chủ tịch Masan hiện nắm 1,4 tỷ USD, giảm 500 triệu USD (26%).

Trong khi đó, tài sản của tỷ phú Trần Bá Dương và gia đình có mức biến động thấp nhất. Chủ tịch Thaco hiện nắm 1,5 tỷ USD, giảm 100 triệu USD (-7%) so với con số 1,6 tỷ USD ước tính hồi đầu năm.

Như vậy, trong chưa đầy một năm gần nhất, 7 tỷ phú USD của Việt Nam đã mất xấp xỉ 8 tỷ USD. Hiện tổng tài sản của 6 tỷ phú USD còn lại trong danh sách vào khoảng 12,3 tỷ USD.


Các tỷ phú thế giới đã mất 1.900 tỷ USD

Tính đến ngày 9/12, tài sản của giới tỷ phú toàn cầu đã bốc hơi 1.900 tỷ USD, giảm từ 13.800 tỷ USD xuống còn 11.900 tỷ USD. Trong đó 148 người đã rời khỏi danh sách do Forbes thống kê.

Nhóm tỷ phú chịu ảnh hưởng lớn hầu hết hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Riêng 300 tỷ phú công nghệ đã thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD.

Một số tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm nay phải kể đến CEO Tesla - Elon Musk với 115 tỷ USD sụt giảm; nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos mất 80 tỷ USD, nhà sáng lập Meta Mark Zuckerberg mất 78 tỷ USD, nhà sáng lập Alibaba Jack Ma mất 13,1 tỷ USD.

Tại Trung Quốc, tổng tài sản của các tỷ phú USD đã giảm mạnh từ 1.700 tỷ USD xuống 1.080 tỷ USD, tương đương mức giảm ròng 27%. Tổng tài sản của các tỷ phú Mỹ giảm từ 4.500 tỷ USD xuống 3.840 tỷ USD. Tổng tài sản của các tỷ phú Nga giảm từ 470 tỷ USD xuống 320 tỷ USD...

Các tỷ phú Việt đã mất gần 8 tỷ USD năm 2022 - Ảnh 2.

Elon Musk là tỷ phú USD mất nhiều nhất năm nay. Ảnh: CNBC.

Tuy vậy, trong năm kinh tế đáng quên với đa số tỷ phú USD, vẫn có một số đại gia kiếm đậm như ông Colin Zheng Huang - nhà sáng lập Pinduoduo - với khối tài sản gia tăng 11,1 tỷ USD hay tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani kiếm thêm 55,1 tỷ USD từ đầu năm.

Tại khu vực Đông Nam Á, tài sản các tỷ phú cũng biến động mạnh trước bất ổn của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, nhiều đại gia giàu nhất Đông Nam Á lại gia tăng được khối tài sản của mình trong năm 2022.

Đơn cử như anh em tỷ phú Robert và Philip Ng (Singapore) - điều hành đế chế bất động sản Far East Organization - ghi nhận khối tài sản tăng từ 13,7 tỷ USD lên 15,2 tỷ USD; tỷ phú Sarath Ratanavadi (Thái Lan) - CEO công ty năng lượng Gulf Energy Development - tăng tài sản từ 11,8 tỷ USD lên 13,4 tỷ USD; Goh Cheng Liang (Singapore) - người nắm giữ lượng lớn cổ phần của hãng sơn Nippon - tăng tài sản từ 12,1 tỷ USD lên 12,8 tỷ USD.

Dẫu vậy, tài sản của tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á - Robert Budi Hartono (Indonesia) - và người em Michael Hartono hoạt động trong ngành thuốc lá, tài chính, năng lượng cũng mất lần lượt 1,1 tỷ USD  1 tỷ USD; Li Xiting (Singapore) - đồng sáng lập và chủ tịch công ty thiết bị y tế Shenzhen Mindray Bio-Medical Electronics - giảm 0,9 tỷ USD, xuống 16,7 tỷ USD; Dhanin Chearavanont (Thái Lan) - ông chủ CP Group - giảm 0,9 tỷ USD, xuống 12,6 tỷ USD.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.