Thứ bảy, 20/04/2024

Các khoản đầu tư ra nước ngoài của Big4 ngân hàng lãi lỗ ra sao trong năm 2020?

18/10/2021 8:59 AM (GMT+7)

Hầu hết dự án đầu tư của Big4 ngân hàng đều có lãi, tuy nhiên vẫn có trường hợp phải đóng cửa hoặc gặp khó khăn do tình hình chính trị tại nước ngoài.

Các khoản đầu tư ra nước ngoài của Big4 ngân hàng lãi lỗ ra sao trong năm 2020? - Ảnh 1.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank - Ảnh: IT

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có báo cáo  gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020.

Trong đó nêu rõ tình hình đầu tư vốn ngoài ngành, kinh doanh trong nước và nước ngoài của 4 NHTM vốn Nhà nước Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV.

Cụ thể với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tổng giá trị các khoản đầu tư, góp vốn là 8.198 tỷ đồng, chiếm 19,15% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, không thay đổi so với thời điểm cuối năm 2019.

Trong đó, BIDV đầu tư 5.829,5 tỷ đồng vào 8 công ty con, chiếm 71% tổng danh mục đầu tư (không thay đổi so với năm 2019). Lợi nhuận sau thuế của các công ty con năm 2020 đạt 542 tỷ đồng, tăng 80 tỷ đồng, tương đương tăng 17,3% so với năm 2019.

Ngân hàng còn đầu tư 2.214 tỷ đồng vào 4 công ty liên kết, chiếm 27% tổng danh mục đầu tư. Lợi nhuận sau thuế của 4 công ty này đạt 450 tỷ đồng, giảm 76 tỷ đồng (giảm 14,4%) so cuối năm 2019. Riêng công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ (BML) ghi nhận lỗ 13,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, BIDV có 4 dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm: Ngân hàng liên doanh Lào Việt (LVB) tại Lào, Công ty TNHH BIDV Quốc tế (BIDVI) tại Hong Kong, BIDV - Chi nhánh Yangon tại Myanmar và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) tại Campuchia.

Theo báo cáo, hầu hết hoạt động của khách hàng tại  chi nhánh BIDV Yangon bị ngưng trệ do chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ chính biến tại Myanmar. Hoạt động liên ngân hàng ách tắc, hệ thống viễn thông, internet, chuyển phát nhanh không ổn định, hoạt động cầm chừng.

Còn Công ty TNHH BIDV Quốc tế tại Hong Kong thì đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục để đóng cửa.

Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), tổng số dư đầu tư góp vốn, mua cổ phần tại các công ty con, công ty liên kết, đơn vị nhận vốn khác của ngân hàng tính đến cuối 2020 là 5.928 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn đầu tư trên bao gồm 7 công ty con và 1 ngân hàng con với tổng giá trị đầu tư 3.840 tỷ đồng, chiếm 65% tổng giá trị danh mục; 1 công ty liên kết với tổng giá trị đầu tư là 1.689 tỷ đồng, chiếm 28% tổng giá trị danh mục.

Ngoài ra, còn có hai khoản đầu tư sẵn sàng để bán (chứng khoán vốn) với tổng giá trị 377 tỷ đồng, tương đương 6% tổng giá trị danh mục; 2 khoản đầu tư dài hạn khác với tổng giá bị là 23 tỷ đồng, tương đương 0,4% tổng giá trị danh mục.

Theo báo cáo của VietinBank, hoạt động của các công ty con ở trong nước và tại nước ngoài của ngân hàng năm 2020 đều có lãi và dự kiến lợi nhuận chuyển về VietinBank là trên 200 tỷ đồng.

Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), tổng giá trị vốn đầu tư  là 5.859 tỷ đồng, chiếm 15,06% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Báo cáo cho biết tổng vốn đầu tư của Vietcombank đã giảm 270 tỷ đồng, tương đương giảm 4,6% so với thời điểm cuối năm 2019 do thoái vốn tại Cardif VCLI.

Trong năm 2020, Vietcombank đã đầu tư vào 10 công ty con, công ty liên kết, với tổng vốn đầu tư đạt 3.999 tỷ đồng, chiếm 72% danh mục đầu tư. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty đều ổn định.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn 11 khoản đầu tư dài hạn khác, với tổng vốn đầu tư 1.588 tỷ đồng, chiếm 28,4% tổng danh mục đầu tư. Theo đó, danh mục đầu tư dài hạn của Vietcombank tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực tổ chức tín dụng (chiếm 71%) và hàng không chiếm (19%).

Vietcombank còn có ba khoản đầu tư ra nước ngoài gồm Công ty Chuyển tiền Vietcombank (VCBM, Vietcombank sở hữu 87,5%), Công ty Tài chính Việt Nam - Hồng Kông (VFC) và Ngân hàng TNHH MTV Ngoại Thương Việt Nam tại Lào (sở hữu 100% vốn).

Tính đến 31/12/2020, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư tại VCBM và Vietcombank Lào có lãi, chỉ riêng VFC lỗ trong hoạt động.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), ngân hàng đã đầu tư hơn 2.440 tỷ đồng vào 5 công ty con là Công ty dịch vụ ABSC, ALCI, AMC, Agriseco và Công ty bảo hiểm Agribank (ANIC).

Trong đó, 3 công ty con do Agribank sở hữu 100% vốn điều lệ và 2 công ty con do Agribank sở hữu dưới 100% vốn điều lệ. Ngoài ra, Agribank còn có 5 khoản đầu tư dài hạn khác.

Riêng Công ty Cho thuê tài chính II do Agribank sở hữu 100% vốn điều lệ, Tòa án Nhân dân TP HCM đã ra quyết định tuyên bố công ty phá sản.

Trong năm 2020, Agribank nhận được cổ tức từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư là 46,25 tỷ đồng, tăng 17,45 tỷ đồng (tăng 61%) so với cổ tức nhận được trong năm 2019.

Nhờ hiệu quả đầu tư tăng, Agribank không phải trích lập thêm và được hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính 270,2 tỷ đồng.

Agribank còn có 1 chi nhánh tại Campuchia với tổng vốn đầu tư là 39 triệu USD, tương đương 663,858 tỷ đồng. Đến 31/12/2020, chênh lệch thu - chi (chưa lương trước thuế) của chi nhánh này đạt 24,5 tỷ đồng.

Cũng tại báo cáo, ba trong 4 ngân hàng TMCP Nhà nước đã thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng và thu về hơn 1.087 tỷ đồng. Trong đó, số tiền Vietcombank thu về là 605 tỷ đồng, VietinBank là 200 tỷ đồng và Agribank là 282 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).